Cú click chuột từ Starlink và bài toán chủ quyền số

© Getty Images / NurPhoto/Jakub PorzyckiĐây là một chiếc điện thoại thông minh có ứng dụng Starlink trên nền bàn phím máy tính
Đây là một chiếc điện thoại thông minh có ứng dụng Starlink trên nền bàn phím máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2025
Đăng ký
Dự kiến triển khai trạm vệ tinh tại Đà Nẵng từ tháng 6 tới, dịch vụ Internet vệ tinh Starlink đang thu hút sự chú ý không chỉ vì tiềm năng kết nối ở những khu vực xa xôi, mà còn bởi những lo ngại thực tế liên quan đến an ninh thông tin, chủ quyền dữ liệu và khả năng bị “ngắt kết nối chỉ bằng một cú click”
Việc dịch vụ vệ tinh Starlink, thuộc sở hữu của tập đoàn Mỹ SpaceX, được phép hoạt động tại Việt Nam, đang trở thành một vấn đề được dư luận và các chuyên gia an ninh mạng đặc biệt quan tâm. Mặc dù mục tiêu ban đầu của Starlink là mở rộng kết nối Internet, đặc biệt là tại các khu vực sâu xa, biên giới và ngoài biển, nhưng việc một doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát hạ tầng vệ tinh quan trọng này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến an ninh mạng và chủ quyền số quốc gia.

Starlink – bổ sung hay thách thức?

Starlink được đánh giá là có thể bổ sung tích cực cho hạ tầng viễn thông hiện có tại Việt Nam. Theo chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, trạm vệ tinh của Starlink hoạt động ở quỹ đạo thấp, phù hợp triển khai tại vùng sâu, vùng xa, và trong tình huống khẩn cấp như bão lũ, thiên tai.

“Tôi nghĩ giữa đặc điểm của vệ tinh quỹ đạo thấp của Starlink với vệ tinh hiện Việt Nam đang sử dụng có sự khác nhau. Về cơ bản mỗi bên sẽ phục vụ tệp khách hàng khác nhau, dựa trên địa bàn, tình huống đặc thù khác nhau. Đặc điểm kết nối kênh và kết nối thuê bao có tính ưu việt khác nhau”, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - ông Vũ Hoàng Liên cho hay.

© Ảnh : Ông Vũ Hoàng LiênChủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - Ông Vũ Hoàng Liên
Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - Ông Vũ Hoàng Liên - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam - Ông Vũ Hoàng Liên
Với khả năng phủ sóng toàn cầu và tốc độ truyền tải cao từ vệ tinh, dịch vụ này có thể hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, biên giới và ngoài biển – những nơi mà mạng truyền thống khó tiếp cận.
Tuy nhiên, việc một công ty nước ngoài sở hữu mạng lưới phủ sóng độc lập đặt vệ tinh đặt ra câu hỏi lớn: liệu có thể xảy ra kịch bản Starlink tự ý ngắt kết nối Internet tại Việt Nam?
Điều này có thể không chỉ là giả định. Việc ngắt kết nối từ phía nhà cung cấp hoàn toàn có thể xảy ra trong các tình huống khẩn cấp hoặc vì lý do chính trị. Việc này không chỉ làm gián đoạn kết nối của các cá nhân và doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động quốc gia, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp.
Elon Musk - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2025
Elon Musk ủng hộ Khu vực thương mại tự do Hoa Kỳ-EU
Dù tác động của nó không làm tê liệt toàn bộ hệ thống thông tin quốc gia, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến các khu vực phụ thuộc nhiều vào vệ tinh. Là người từng dẫn dắt công ty có thị phần Internet lớn nhất tại Việt Nam trong thời gian dài, ông Vũ Hoàng Liên nói với Sputnik:
“Việc ngắt kết nối từ phía nhà cung cấp dù chủ động, cố tình hay vô ý đều được coi là sự cố. Trên bất cứ phương thức thông tin liên lạc nào cũng có thể xảy ra sự cố bất khả kháng. Bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng thường sẽ có phương án để xử lý những tình huống bất thường như vậy.
Chuyên gia nhận định, chưa có Starlink, hệ thống truyền tải tại Việt Nam vẫn đáp ứng đủ nhu cầu qua các hạ tầng viễn thông truyền thống. Lượng truy cập chủ yếu của người dùng Việt Nam hiện nay qua cáp quang, trong khi dịch vụ vệ tinh chỉ phục vụ một phần nhỏ với dung lượng hạn chế. Do đó, sự cố mất liên lạc chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận người sử dụng.
Starlink  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2025
Elon Musk đưa Starlink vào Việt Nam: SpaceX được cấp phép thí điểm 5 năm
Dù tác động này chỉ ảnh hưởng đến một phần nhu cầu sử dụng và không thể làm tê liệt toàn bộ hệ thống thông tin quốc gia. Tuy nhiên, khi một phần hạ tầng mạng quốc gia phụ thuộc vào một công ty lớn từ Mỹ, mở ra nhiều thách thức cho việc kiểm soát hạ tầng mạng lưới thông tin dữ liệu tại Việt Nam.

Thách thức về bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu

Bên cạnh việc ngắt kết nối, một vấn đề đáng lo ngại khác là không loại trừ khả năng Starlink sẽ thu thập và kiểm soát dữ liệu người dùng tại Việt Nam. Dịch vụ vệ tinh này không chỉ cung cấp kết nối Internet mà còn có thể tiếp cận với một lượng lớn thông tin từ người dùng, bao gồm các dữ liệu nhạy cảm. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân.
“Đơn vị cung cấp có thể thu thập được dữ liệu thuê bao và dữ liệu sử dụng. Riêng về dữ liệu sử dụng, về nguyên tắc bản thân mỗi dịch vụ đều có cam kết không can thiệp vào dữ liệu người dùng. Đối với người dùng có dữ liệu nhạy cảm cần bảo vệ - trong quá trình sử dụng nên gửi các tương tác, sử dụng các công nghệ tối ưu để bảo vệ dữ liệu bảo mật của mình. Về dữ liệu thuê bao là quan hệ giữa bên cung - bên cầu. Ở đây, thường hai bên sẽ cung cấp phục vụ dữ liệu cho nhau. Bên cung sẽ phục vụ cho thuê bao. Trên cơ sở nhà sản xuất dịch vụ có được dữ liệu thuê bao – họ cần tuân thủ các quy định của Nghị định 13 nhằm đảm bảo không lộ lọt thông tin”, người đứng đầu Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết.
Tập đoàn Space X, giống như mọi nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, có trách nhiệm tuân thủ luật pháp sở tại, song câu hỏi đặt ra: Với sự phát triển công nghệ ngày càng tinh vi, liệu có thể xảy ra tình trạng lợi dụng hạ tầng vệ tinh này để can thiệp vào các hoạt động mạng của Việt Nam, ảnh hưởng đến chủ quyền số quốc gia?
Dù Chính phủ đã áp dụng nguyên tắc “cạnh tranh có kiểm soát” nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa phát triển, nhưng liệu điều này có thực sự đủ để bảo vệ quyền lợi quốc gia trước sự xuất hiện của những "ông lớn" toàn cầu như SpaceX?
 Phương tiện phóng Falcon-9 của SpaceX với vệ tinh Starlink - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2025
SpaceX Rocket phóng thêm một loạt vệ tinh Internet Starlink vào quỹ đạo
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam, Việt Nam cần chủ động xây dựng các phương án ứng phó, không chỉ với các tình huống ngắt kết nối, mà còn để đảm bảo rằng việc hợp tác với các công ty nước ngoài như SpaceX phải đi kèm với những điều kiện nghiêm ngặt.
“Về quy định pháp lý đều có đầy đủ. Còn việc tuân thủ thực hiện và có các biện pháp để phía Việt Nam bảo vệ và kiểm soát - chắc chắn mỗi bên đều có phương án riêng mình”, ông Liên nói với Sputnik.
Theo chuyên gia, cần áp dụng các biện pháp pháp lý và kỹ thuật nhằm kiểm soát và bảo vệ dữ liệu người dùng. Các nhà cung cấp dịch vụ như Starlink phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về bảo mật thông tin, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường các chính sách bảo vệ dữ liệu quốc gia.
Điều quan trọng là Việt Nam cần chủ động xây dựng các phương án ứng phó kỹ thuật, thiết lập các quy định pháp lý cụ thể, và thúc đẩy mô hình hợp tác song phương có điều kiện, thay vì phụ thuộc thụ động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала