https://kevesko.vn/20250414/dien-bien-bat-ngo-voi-hau-phao-va-cuu-chu-tich-vinh-phuc-le-duy-thanh-35584258.html
Diễn biến bất ngờ với Hậu ‘pháo’ và cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành
Diễn biến bất ngờ với Hậu ‘pháo’ và cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành
Sputnik Việt Nam
Liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu ‘pháo’), Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị xem xét một số tình tiết giảm nhẹ. 14.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-14T21:47+0700
2025-04-14T21:47+0700
2025-04-14T21:56+0700
việt nam
thời sự
vĩnh phúc
tội phạm
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/10/27116180_0:0:1280:721_1920x0_80_0_0_8df94c77462d1ef8e4289a7a366fe2eb.jpg
Cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cũng được đánh giá là người đã khắc phục hậu quả với số tiền lớn nhất, nhiều hơn cả số tiền đã nhận hối lộ từ Hậu ‘pháo’.Vì sao Hậu ‘pháo’ được đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ?Cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, đề nghị truy tố 41 bị can với nhiều tội danh nghiêm trọng như: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.Trong vụ án này, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu pháo), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, bị xác định là người cầm đầu đường dây đưa hối lộ cho nhiều cựu quan chức ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi... để trúng thầu trái quy định tại nhiều dự án.Sau khi trúng thầu, Hậu không trực tiếp thi công mà chuyển gói thầu cho các công ty khác, sau đó thu lại phần trăm giá trị khối lượng hoàn thành và tiền chênh lệch từ nguyên vật liệu.Theo kết luận điều tra, Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị truy tố về ba tội danh: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.Cơ quan điều tra ghi nhận Hậu có nhiều tình tiết giảm nhẹ: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động khai báo hành vi đưa hối lộ, tố giác hành vi nhận hối lộ, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời vận động gia đình khắc phục hậu quả, tự nguyện giao nộp tài sản.Ngoài ra, Hậu từng tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ người nghèo và các gia đình có công với cách mạng. Do đó, Nguyễn Văn Hậu được đề nghị xem xét một số tình tiết giảm nhẹ.Cựu Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc nộp lại số tiền lớn hơn tiền nhận hối lộMột trong những bị can đáng chú ý là ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.Cơ quan điều tra xác định ông Thành đã nhận hối lộ 20 tỷ đồng và 1,3 triệu USD từ Nguyễn Văn Hậu, song sau đó đã tự nguyện nộp lại 25,5 tỷ đồng và 1,63 triệu USD để khắc phục hậu quả — số tiền lớn hơn cả khoản đã nhận.Ông Thành cũng được đánh giá là có nhiều thành tích trong công tác, đóng góp cho an sinh xã hội, gia đình có công với cách mạng, và có thái độ hợp tác tích cực trong quá trình điều tra.Các bị can khác gồm Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), Phạm Hoàng Anh (cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc), Ngô Đức Vượng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ), Nguyễn Doãn Khánh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ), Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)... cũng bị đề nghị truy tố.Những cựu quan chức này được ghi nhận là đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra và tự nguyện nộp lại tiền để khắc phục hậu quả.Liên quan đến bị can Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất, bồi thường và tái định cư (Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc), theo kết luận điều tra, bà Hương đã liên hệ với đơn vị thẩm định giá, đề xuất giá trị khu đất đúng với giá thị trường là 708 tỷ đồng, tuy nhiên Hội đồng thẩm định không chấp thuận và yêu cầu điều chỉnh giảm xuống còn 507 tỷ đồng. Bà Hương buộc phải thực hiện theo chỉ đạo, dù biết mức giá đó không phản ánh đúng giá trị thực tế.Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn là một trong những đại án tham nhũng lớn nhất được Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chỉ đạo.Vụ án cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các quan chức địa phương trong việc trục lợi từ ngân sách nhà nước và nguồn lực đất đai công và cách các quan chức địa phương bị “viên đạn bọc đường” xuyên gục.Theo các chuyên gia pháp lý, hành vi của các bị can không chỉ vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự mà còn gây tổn thất lớn về kinh tế, làm giảm hiệu quả đầu tư công và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân vào chính quyền.Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến việc xét xử công khai, minh bạch vụ án này, đồng thời mong muốn hệ thống pháp luật được củng cố để ngăn chặn tình trạng "móc nối" giữa doanh nghiệp và cán bộ công quyền, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như đấu thầu, quy hoạch và quản lý đất đai.
https://kevesko.vn/20250318/danh-sach-quan-chuc-nhan-hoi-lo-vu-phuc-son-va-khoi-tai-san-ke-bien-khong-lo-35080503.html
https://kevesko.vn/20250318/cuu-bi-thu-vinh-phuc-gio-mot-ngon-tro-co-ngay-1-trieu-usd-35059776.html
vĩnh phúc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/10/27116180_243:0:1280:778_1920x0_80_0_0_c0d4931f9577f549da059fb5b1590bba.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thời sự, vĩnh phúc, tội phạm, xã hội
việt nam, thời sự, vĩnh phúc, tội phạm, xã hội
Diễn biến bất ngờ với Hậu ‘pháo’ và cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc Lê Duy Thành
21:47 14.04.2025 (Đã cập nhật: 21:56 14.04.2025) Liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu ‘pháo’), Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị xem xét một số tình tiết giảm nhẹ.
Cựu Chủ tịch Vĩnh Phúc
Lê Duy Thành cũng được đánh giá là người đã khắc phục hậu quả với số tiền lớn nhất, nhiều hơn cả số tiền đã nhận hối lộ từ Hậu ‘pháo’.
Vì sao Hậu ‘pháo’ được đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ?
Cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, đề nghị truy tố 41 bị can với nhiều tội danh nghiêm trọng như: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Trong vụ án này, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu pháo), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, bị xác định là người cầm đầu đường dây đưa hối lộ cho nhiều cựu quan chức ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi... để trúng thầu trái quy định tại nhiều dự án.
Sau khi trúng thầu, Hậu không trực tiếp thi công mà chuyển gói thầu cho các công ty khác, sau đó thu lại phần trăm giá trị khối lượng hoàn thành và tiền chênh lệch từ nguyên vật liệu.
Theo kết luận điều tra, Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị truy tố về ba tội danh: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Cơ quan điều tra ghi nhận Hậu có nhiều tình tiết giảm nhẹ: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động khai báo hành vi đưa hối lộ, tố giác hành vi nhận hối lộ, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời vận động gia đình khắc phục hậu quả, tự nguyện giao nộp tài sản.
Ngoài ra, Hậu từng tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ người nghèo và các gia đình có công với cách mạng. Do đó, Nguyễn Văn Hậu được đề nghị xem xét một số tình tiết giảm nhẹ.
Cựu Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc nộp lại số tiền lớn hơn tiền nhận hối lộ
Một trong những bị can đáng chú ý là ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Cơ quan điều tra xác định ông Thành đã nhận hối lộ 20 tỷ đồng và
1,3 triệu USD từ Nguyễn Văn Hậu, song sau đó đã tự nguyện nộp lại 25,5 tỷ đồng và 1,63 triệu USD để khắc phục hậu quả — số tiền lớn hơn cả khoản đã nhận.
Ông Thành cũng được đánh giá là có nhiều thành tích trong công tác, đóng góp cho an sinh xã hội, gia đình có công với cách mạng, và có thái độ hợp tác tích cực trong quá trình điều tra.
Các bị can khác gồm Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), Phạm Hoàng Anh (cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc), Ngô Đức Vượng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ), Nguyễn Doãn Khánh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ), Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)... cũng bị đề nghị truy tố.
Những cựu quan chức này được ghi nhận là đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra và tự nguyện nộp lại tiền để khắc phục hậu quả.
Liên quan đến bị can Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất, bồi thường và tái định cư (Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc), theo kết luận điều tra, bà Hương đã liên hệ với đơn vị thẩm định giá, đề xuất giá trị khu đất đúng với giá thị trường là 708 tỷ đồng, tuy nhiên Hội đồng thẩm định không chấp thuận và yêu cầu điều chỉnh giảm xuống còn 507 tỷ đồng. Bà Hương buộc phải thực hiện theo chỉ đạo, dù biết mức giá đó không phản ánh đúng giá trị thực tế.
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn là một trong những đại án tham nhũng lớn nhất được Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chỉ đạo.
Vụ án cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các quan chức địa phương trong việc trục lợi từ ngân sách nhà nước và nguồn lực đất đai công và cách các quan chức địa phương bị “viên đạn bọc đường” xuyên gục.
Theo các chuyên gia pháp lý, hành vi của các bị can không chỉ vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự mà còn gây tổn thất lớn về kinh tế, làm giảm hiệu quả đầu tư công và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân vào chính quyền.
Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến việc xét xử công khai, minh bạch vụ án này, đồng thời mong muốn hệ thống pháp luật được củng cố để ngăn chặn tình trạng "móc nối" giữa doanh nghiệp và cán bộ công quyền, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như đấu thầu, quy hoạch và quản lý đất đai.