Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành của Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnBế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2025
Đăng ký
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó toàn quốc sẽ còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.
Đây là nội dung chính của Nghị quyết số 60 được thông qua tại Hội nghị Trung ương 11, diễn ra từ ngày 10/4 tại Hà Nội.
Trong số 63 đơn vị hiện hành, Trung ương giữ nguyên 11 địa phương và thực hiện sáp nhập 52 địa phương còn lại thành 23 tỉnh, thành mới.
Các địa phương giữ nguyên không sáp nhập gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng.
 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2025
Lấy ý kiến sáp nhập TP.HCM với Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu
Danh sách các tỉnh, thành mới sau sáp nhập, hợp nhất:
1.
Tuyên Quang và Hà Giang hợp nhất thành tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính tại Tuyên Quang.
2.
Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai, trung tâm tại Yên Bái.
3.
Bắc Kạn và Thái Nguyên thành tỉnh Thái Nguyên, trung tâm tại Thái Nguyên.
4.
Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ, trung tâm tại Phú Thọ.
5.
Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Bắc Ninh, trung tâm tại Bắc Giang.
6.
Hưng Yên và Thái Bình thành tỉnh Hưng Yên, trung tâm tại Hưng Yên.
7.
Hải Dương và Hải Phòng thành thành phố Hải Phòng, trung tâm tại Hải Phòng.
8.
Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định thành tỉnh Ninh Bình, trung tâm tại Ninh Bình.
9.
Quảng Bình và Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị, trung tâm tại Quảng Bình.
10.
Quảng Nam và Đà Nẵng thành thành phố Đà Nẵng, trung tâm tại Đà Nẵng.
11.
Kon Tum và Quảng Ngãi thành tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm tại Quảng Ngãi.
12.
Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai, trung tâm tại Bình Định.
13.
Ninh Thuận và Khánh Hòa thành tỉnh Khánh Hòa, trung tâm tại Khánh Hòa.
14.
Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận thành tỉnh Lâm Đồng, trung tâm tại Lâm Đồng.
15.
Đắk Lắk và Phú Yên thành tỉnh Đắk Lắk, trung tâm tại Đắk Lắk.
16.
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM hợp nhất thành TP.HCM, trung tâm tại TP.HCM.
17.
Đồng Nai và Bình Phước thành tỉnh Đồng Nai, trung tâm tại Đồng Nai.
18.
Tây Ninh và Long An thành tỉnh Tây Ninh, trung tâm tại Long An.
19.
Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang thành thành phố Cần Thơ, trung tâm tại Cần Thơ.
20.
Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Long, trung tâm tại Vĩnh Long.
21.
Tiền Giang và Đồng Tháp thành tỉnh Đồng Tháp, trung tâm tại Tiền Giang.
22.
Bạc Liêu và Cà Mau thành tỉnh Cà Mau, trung tâm tại Cà Mau.
23.
An Giang và Kiên Giang thành tỉnh An Giang, trung tâm tại Kiên Giang.
Việc sắp xếp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững ở cấp địa phương. Sau khi các phương án được Quốc hội thông qua, dự kiến các tỉnh, thành mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2026. Các bộ ngành liên quan đang tiến hành rà soát để xây dựng phương án tổ chức lại bộ máy, đảm bảo chuyển tiếp ổn định và thông suốt.
Việc hợp nhất này cũng mở ra giai đoạn cải cách mạnh mẽ về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, cơ cấu dân cư, quy hoạch phát triển vùng và phân bổ nguồn lực đầu tư công.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2025
Nóng: Việt Nam sẽ sáp nhập còn 34 tỉnh, thành
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала