https://kevesko.vn/20250421/chien-luoc-cua-viet-nam-tren-ban-co-khong-can-suc-my-35699344.html
Chiến lược của Việt Nam trên bàn cờ không cân sức với Mỹ
Chiến lược của Việt Nam trên bàn cờ không cân sức với Mỹ
Sputnik Việt Nam
Nếu có thể trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chiến lược của Mỹ, Việt Nam không những có thể tránh được rủi ro thuế quan, mà vị thế trong khu... 21.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-21T14:48+0700
2025-04-21T14:48+0700
2025-04-21T15:47+0700
việt nam
hoa kỳ
chính trị
donald trump
thế giới
thuế
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/15/35699798_0:225:1024:801_1920x0_80_0_0_d3261fdbb7dc326d11de6bfe4aac8fb9.jpg.webp
Dù chính quyền Nhà Trắng của Donald Trump đã tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để đàm phán, nguy cơ về thuế đối ứng vẫn hiện hữu và còn rất phức tạp với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.Theo các chuyên gia, bên cạnh việc Chính phủ triển khai nhiều giải pháp để giảm nhẹ tác động từ tác động thuế quan, các doanh nghiệp cũng cần chủ động thích nghi, đa dạng hoá thị trường, mở rộng cơ hội kinh doanh.Trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng của MỹTTXVN dẫn lời ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc Trung tâm Phân tích-Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), cho rằng tinh thần chủ động thích nghi là điều đáng quý nhất trong một thế giới đầy biến động như hiện nay.Theo ông, Việt Nam có cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chiến lược của Mỹ. Bằng cách này, Việt Nam không chỉ có thể tránh bị đánh thuế, mà còn tăng cường vị thế trong khu vực.Ông Nguyễn Minh Hạnh dẫn ra một số sáng kiến cần tập trung, như hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn. Hiện Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam đào tạo 2.000 kỹ sư chip, đây là cơ hội để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng chip khu vực - phối hợp với Đài Loan (Trung Quốc) Hàn Quốc và Nhật Bản.Việt Nam cũng có thể tham gia sâu hơn vào IPEF (Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương), một sáng kiến do chính Hoa Kỳ khởi xướng.Dù không trực tiếp mở cửa thị trường, việc tuân thủ các tiêu chuẩn cao về minh bạch, lao động, môi trường sẽ có lợi cho Việt Nam.Muốn tránh bất lợi, Việt Nam không nên đứng yên chờ đợi, mà cần có chiến lược dài hơi để làm giảm sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, cũng như khéo léo đàm phán nhằm duy trì lợi ích quốc gia.Ông Hạnh phân tích, chiến lược ứng phó của Việt Nam cần đặt trên 2 trụ cột chính. Thứ nhất là giảm thiểu phụ thuộc (đa dạng hóa thị trường, nội địa hóa sản xuất). Thứ hai là chủ động thích nghi (đối thoại, tuân thủ quy tắc thương mại mới).Điều cần thiết là phải chứng minh với Mỹ rằng một Việt Nam ổn định, thịnh vượng cũng phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ. Khi đó, nguy cơ bị áp thuế cao sẽ giảm đi đáng kể, hoặc kể cả nếu có thì cũng ở mức có thể thương lượng được.Chuyên gia của SHS cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, tận dụng những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.Trước đó, EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU) đã giúp xuất khẩu sang EU phục hồi mạnh mẽ, đạt xấp xỉ 51,6 tỷ USD năm 2024, tăng 18,3%. Nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chuẩn xanh, lao động của EU, thị phần thậm chí còn mở rộng hơn nữa.CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường như Canada, Mexico, Peru, những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu còn khiêm tốn trước đây.Việt Nam cũng có thể tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia - những đối tác thân cận với Mỹ nhưng ít có xung đột thương mại.Đồng thời, chuyên gia khuyến nghị cần định hướng lại chính sách công nghiệp - giảm phụ thuộc vào lắp ráp đơn thuần.Về dài hạn, Việt Nam không thể mãi chỉ là “công xưởng lắp ráp”, mà phải làm sao nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất để kéo giảm rủi ro thuế quan.Việt Nam cần điều chỉnh chính sách thu hút FDI: Ưu tiên dự án sản xuất sâu, tạo ra nhiều giá trị nội địa, thay vì các dự án lắp ráp đơn giản; khuyến khích đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu như vải, sợi cho ngành may mặc; hỗ trợ doanh nghiệp nội địa nâng cấp công nghệ, tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng quốc tế.Theo ông Nguyễn Minh Hạnh, dù đối mặt với thách thức thuế quan, Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh dài hạn. Các điểm đến thay thế đều có rào cản riêng và không dễ vượt trội Việt Nam ngay lập tức.Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ đã khiến việc chuyển địa điểm không còn là giải pháp an toàn tuyệt đối. Do đó, doanh nghiệp FDI có nhiều lý do để tiếp tục gắn bó với Việt Nam, điều chỉnh chiến lược kinh doanh thay vì rời đi hoàn toàn.Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% hoàn toàn khả thiÔng Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT cho rằng, để củng cố tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên chuyển hướng tập trung vào các động lực tăng trưởng trong nước, bao gồm cải thiện khu vực tư nhân, đổi mới công nghệ và thúc đẩy nền kinh tế số.Các biện pháp tài khóa như đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục giảm thuế VAT có thể kích thích tăng trưởng, trong khi hạ lãi suất nên được xem xét để hỗ trợ doanh nghiệp và đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.Chuyên gia Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ Quốc gia lưu ý, với chính sách thuế đối ứng của Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Mỹ hay các nền kinh tế khác khi họ tìm nguồn thay thế; đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng.Tuy vậy, Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức lớn, có thể kể đến việc xuất khẩu đứng trước nguy cơ suy giảm do nhu cầu yếu đi; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể cả từ Mỹ bị ảnh hưởng vì tâm lý nhà đầu tư, rủi ro chính sách toàn cầu và chính sách khuyến khích sản xuất tại Mỹ; xu hướng tăng bảo hộ thương mại, kiểm soát xuất khẩu và điều tra; rủi ro bị áp thuế đối ứng và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao; phải cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu sang Việt Nam do thừa nguồn cung; chi phí logistics, rủi ro lãi suất tỷ giá tăng…Theo ông Cấn Văn Lực, trong bối cảnh hiện nay, một giải pháp quan trọng là các chủ ngành hàng cần phải liên kết lại để đàm phán với hãng tàu, nhằm có chính sách hợp lý.Chuyên gia cũng lưu ý các doanh nghiệp nên tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí và tín dụng để tối ưu chi phí; nắm bắt xu hướng chuyển đổi kép (xanh hóa và số hóa) nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với các yêu cầu ESG.Đồng thời, đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm, dịch vụ và nguồn vốn để thích ứng với chuyển đổi xanh và mô hình kinh doanh tuần hoàn; nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện, từ công nghệ, nhân lực đến quản trị rủi ro và minh bạch xuất xứ hàng hóa; tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới.Ông Đồng Minh Tuấn, chuyên gia thuộc Công ty cổ Phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đang duy trì chính sách lãi suất ổn định, tập trung ổn định vĩ mô trong nước trong bối cảnh tỷ giá dao động trong ngưỡng cho phép.Theo ông Tuấn, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam năm 2025 được đánh giá là khá tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi, với các động lực nội tại như giải ngân đầu tư công, cải cách khu vực tư nhân và thúc đẩy sức mua nội địa.Hoạt động đầu tư công dự kiến gia tăng mạnh mẽ với kế hoạch giải ngân 826.000 tỷ đồng trong năm 2025 (tăng 30% so với cùng kỳ năm trước), cũng như sự phục hồi trong phát hành trái phiếu Chính phủ. Điều này thể hiện rõ nét quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì tăng trưởng trước áp lực từ bên ngoài.
https://kevesko.vn/20250418/viet--my-nhieu-duyen-no-35671216.html
https://kevesko.vn/20250417/my-de-doa-viet-nam-bang-thue-quan-tong-bi-thu-to-lam-co-tuyen-bo-moi-35639323.html
https://kevesko.vn/20250410/viet-nam-de-nghi-my-dam-phan-thoa-thuan-thuong-mai-moi-sau-don-thue-46-35495802.html
https://kevesko.vn/20250419/viet-nam-nin-tho-cho-dong-thai-tiep-theo-cua-trump-va-my-35680656.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/15/35699798_0:129:1024:897_1920x0_80_0_0_24c967375fe350bd48034132128618e9.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hoa kỳ, chính trị, donald trump, thế giới, thuế, kinh tế
việt nam, hoa kỳ, chính trị, donald trump, thế giới, thuế, kinh tế
Dù chính quyền Nhà Trắng của Donald Trump đã tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để đàm phán, nguy cơ về thuế đối ứng vẫn hiện hữu và còn rất phức tạp với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc Chính phủ triển khai nhiều giải pháp để giảm nhẹ tác động từ tác động thuế quan, các doanh nghiệp cũng cần chủ động thích nghi, đa dạng hoá thị trường, mở rộng cơ hội kinh doanh.
Trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng của Mỹ
TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc Trung tâm Phân tích-Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), cho rằng tinh thần chủ động thích nghi là điều đáng quý nhất trong một thế giới đầy biến động như hiện nay.
Theo ông, Việt Nam có cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chiến lược của Mỹ. Bằng cách này, Việt Nam không chỉ có thể tránh bị đánh thuế, mà còn tăng cường vị thế trong khu vực.
Ông Nguyễn Minh Hạnh dẫn ra một số sáng kiến cần tập trung, như hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn. Hiện Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam đào tạo 2.000 kỹ sư chip, đây là cơ hội để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng chip khu vực - phối hợp với Đài Loan (Trung Quốc) Hàn Quốc và Nhật Bản.
Việt Nam cũng có thể tham gia sâu hơn vào IPEF (Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương), một sáng kiến do chính Hoa Kỳ khởi xướng.
Dù không trực tiếp mở cửa thị trường, việc tuân thủ các tiêu chuẩn cao về minh bạch, lao động, môi trường sẽ có lợi cho Việt Nam.
Muốn tránh bất lợi, Việt Nam không nên đứng yên chờ đợi, mà cần có chiến lược dài hơi để làm giảm sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, cũng như khéo léo đàm phán nhằm duy trì lợi ích quốc gia.
Ông Hạnh phân tích, chiến lược ứng phó của Việt Nam cần đặt trên 2 trụ cột chính. Thứ nhất là giảm thiểu phụ thuộc (đa dạng hóa thị trường, nội địa hóa sản xuất). Thứ hai là chủ động thích nghi (đối thoại, tuân thủ quy tắc thương mại mới).
Điều cần thiết là phải chứng minh với Mỹ rằng một Việt Nam ổn định, thịnh vượng cũng phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ. Khi đó, nguy cơ bị áp thuế cao sẽ giảm đi đáng kể, hoặc kể cả nếu có thì cũng ở mức có thể thương lượng được.
Chuyên gia của SHS cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, tận dụng những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.
Trước đó, EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU) đã giúp xuất khẩu sang EU phục hồi mạnh mẽ, đạt xấp xỉ 51,6 tỷ USD năm 2024, tăng 18,3%. Nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chuẩn xanh, lao động của EU, thị phần thậm chí còn mở rộng hơn nữa.
CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường như Canada, Mexico, Peru, những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu còn khiêm tốn trước đây.
Việt Nam cũng có thể tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia - những đối tác thân cận với Mỹ nhưng ít có xung đột thương mại.
Đồng thời, chuyên gia khuyến nghị cần định hướng lại chính sách công nghiệp - giảm phụ thuộc vào lắp ráp đơn thuần.
Về dài hạn, Việt Nam không thể mãi chỉ là “công xưởng lắp ráp”, mà phải làm sao nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất để kéo giảm rủi ro thuế quan.
Việt Nam cần điều chỉnh chính sách thu hút FDI: Ưu tiên dự án sản xuất sâu, tạo ra nhiều giá trị nội địa, thay vì các dự án lắp ráp đơn giản; khuyến khích đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu như vải, sợi cho ngành may mặc; hỗ trợ doanh nghiệp nội địa nâng cấp công nghệ, tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng quốc tế.
Theo ông Nguyễn Minh Hạnh, dù đối mặt với thách thức thuế quan, Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh dài hạn. Các điểm đến thay thế đều có rào cản riêng và không dễ vượt trội Việt Nam ngay lập tức.
Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ đã khiến việc chuyển địa điểm không còn là giải pháp an toàn tuyệt đối. Do đó, doanh nghiệp FDI có nhiều lý do để tiếp tục gắn bó với Việt Nam, điều chỉnh chiến lược kinh doanh thay vì rời đi hoàn toàn.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% hoàn toàn khả thi
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT cho rằng, để củng cố tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên chuyển hướng tập trung vào các động lực tăng trưởng trong nước, bao gồm cải thiện khu vực tư nhân, đổi mới công nghệ và thúc đẩy
nền kinh tế số.
Các biện pháp tài khóa như đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục giảm thuế VAT có thể kích thích tăng trưởng, trong khi hạ lãi suất nên được xem xét để hỗ trợ doanh nghiệp và đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Chuyên gia Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ Quốc gia lưu ý, với chính sách thuế đối ứng của Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Mỹ hay các nền kinh tế khác khi họ tìm nguồn thay thế; đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng.
Tuy vậy, Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức lớn, có thể kể đến việc xuất khẩu đứng trước nguy cơ suy giảm do nhu cầu yếu đi; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể cả từ Mỹ bị ảnh hưởng vì tâm lý nhà đầu tư, rủi ro chính sách toàn cầu và chính sách khuyến khích sản xuất tại Mỹ; xu hướng tăng bảo hộ thương mại, kiểm soát xuất khẩu và điều tra; rủi ro bị áp thuế đối ứng và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao; phải cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu sang Việt Nam do thừa nguồn cung; chi phí logistics, rủi ro lãi suất tỷ giá tăng…
Theo ông Cấn Văn Lực, trong bối cảnh hiện nay, một giải pháp quan trọng là các chủ ngành hàng cần phải liên kết lại để đàm phán với hãng tàu, nhằm có chính sách hợp lý.
Chuyên gia cũng lưu ý các doanh nghiệp nên tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí và tín dụng để tối ưu chi phí; nắm bắt xu hướng chuyển đổi kép (xanh hóa và số hóa) nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với các yêu cầu ESG.
Đồng thời, đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm, dịch vụ và nguồn vốn để thích ứng với chuyển đổi xanh và mô hình kinh doanh tuần hoàn; nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện, từ công nghệ, nhân lực đến quản trị rủi ro và minh bạch xuất xứ hàng hóa; tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới.
Ông Đồng Minh Tuấn, chuyên gia thuộc Công ty cổ Phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đang duy trì chính sách lãi suất ổn định, tập trung ổn định vĩ mô trong nước trong bối cảnh tỷ giá dao động trong ngưỡng cho phép.
Theo ông Tuấn, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam năm 2025 được đánh giá là khá tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi, với các động lực nội tại như giải ngân đầu tư công, cải cách khu vực tư nhân và thúc đẩy sức mua nội địa.
Hoạt động đầu tư công dự kiến gia tăng mạnh mẽ với kế hoạch giải ngân 826.000 tỷ đồng trong năm 2025 (tăng 30% so với cùng kỳ năm trước), cũng như sự phục hồi trong phát hành trái phiếu Chính phủ. Điều này thể hiện rõ nét quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì tăng trưởng trước áp lực từ bên ngoài.