https://kevesko.vn/20250428/trai-tim-cua-hoa-thuong-thich-quang-duc-duoc-dua-ve-viet-nam-quoc-tu-35833373.html
Trái tim của Hoà thượng Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc Tự
Trái tim của Hoà thượng Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc Tự
Sputnik Việt Nam
Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức cung thỉnh và an vị tại chùa Việt Nam Quốc Tự (địa chỉ 242-244 đường 3/2... 28.04.2025, Sputnik Việt Nam
2025-04-28T15:52+0700
2025-04-28T15:52+0700
2025-04-28T15:52+0700
việt nam
giáo hội phật giáo việt nam
chùa
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/1c/35835360_0:0:1996:1123_1920x0_80_0_0_b9930916de29c3c0cec5326fb2a6eaa9.jpg.webp
Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức – bảo vật linh thiêng của Phật giáo Việt Nam – đã được Giáo hội tiếp nhận và tôn trí tại địa điểm duy nhất là chùa Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2, TP.HCM).Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc TựTheo thông tin từ Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức hiện đang được bảo quản tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM. Lễ cung thỉnh sẽ diễn ra vào lúc 6h sáng 3/5, đưa xá lợi từ nơi lưu giữ về Việt Nam Quốc Tự.Từ 13h30 cùng ngày, tăng ni, Phật tử và người dân sẽ có thể chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại chùa.Tuy nhiên, riêng chiều 5/5, chùa tạm ngưng đón tiếp khách viếng để dành thời gian cho lãnh đạo các phái đoàn Phật giáo quốc tế tham dự Đại lễ Vesak.Đến 8h sáng 11/5, Ban Tổ chức sẽ trang nghiêm cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức an vị vĩnh viễn tại tháp Đa Bảo trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự.Để việc chiêm bái được thuận lợi và trật tự, Ban Tổ chức khuyến khích người dân đăng ký trước theo hình thức trực tuyến hoặc đăng ký trực tiếp tại chùa.Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng thông báo không thu hay nhận bất kỳ khoản chi phí, vòng hoa hoặc lễ phẩm cúng dường nào nhằm giữ gìn sự tôn nghiêm; đồng thời đề nghị Phật tử và khách thập phương mặc trang phục phù hợp khi đến chiêm bái.Trẻ em dưới 2 tuổi, người sức khỏe không đảm bảo hoặc người có hành vi, trang phục không phù hợp sẽ không được vào nơi tôn trí xá lợi.Đồng thời, người đến chiêm bái không mang theo các vật dụng cá nhân như điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim hoặc vũ khí, chất nổ, đồ ăn, thức uống, các vật dụng có thể làm mất trật tự hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn và trang nghiêm.Vì sao Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu?Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên khai sinh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.Hành động tự thiêu của ngài liên quan đến pháp nạn Phật giáo 1963 bắt đầu ở Huế, đỉnh điểm là vụ thảm sát 8 Phật tử trước Đài Phát thanh đúng tối ngày rằm tháng tư năm Quý Mão (8/5/1963).Ngay sau biến cố đau thương này, Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, đã triệu tập một cuộc họp bất thường. Cuộc họp dẫn đến việc ban hành Bản Tuyên ngôn năm điểm, yêu cầu những quyền căn bản và tối thiểu cho tín đồ Phật giáo.Trước nguy cơ Phật giáo có thể tiêu vong, hòa thượng Thích Quảng Đức âm thầm viết tâm thư phát nguyện được vị pháp thiêu thân.Bản Tuyên ngôn sau đó được gửi tới phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Từ đây, phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm bùng lên mạnh mẽ và lan rộng khắp nơi.Ngày 11/6/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM) nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và Phật tử.Những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ngài tự thiêu đã nhanh chóng gây chấn động toàn thế giới, góp phần thúc đẩy phong trào đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam và làm thay đổi cục diện chính trị trong nước.Sau khoảng 15 phút an nhiên thiền định trong biển lửa, nhục thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức được cung thỉnh về chùa Xá Lợi để tổ chức tang lễ, sau đó đưa đi hỏa táng tại An Dưỡng Địa ở Phú Lâm (Sài Gòn).Theo nhiều nhân chứng, khi nhục thân của Hoà thượng Thích Quảng Đức đã hóa thành tro, quả tim của ngài kỳ diệu không bị cháy mà vẫn giữ nguyên hình dáng, trở thành một khối rắn như đá.Quả tim sau đó lại được đưa trở lại lò thiêu với ngọn lửa trên 4.000 độ trong nhiều giờ liền nhưng vẫn không cháy mà vẫn rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách huyền diệu, lạ thườngTrước sự kiện kỳ diệu này, chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã quyết định cung thỉnh trái tim bất diệt về tôn thờ tại chùa Xá Lợi. Sau đó, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được chuyển về Việt Nam Quốc Tự và lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho đến nay.Trước thềm lễ Phật Đản năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã suy tôn Hòa thượng Thích Quảng Đức là Bồ tát. Tại TP.HCM, khu vực ngài tự thiêu đã được xây dựng thành Công viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, khánh thành vào ngày 18/9/2010.Ngoài ra, tên của Bồ tát cũng được đặt cho một tuyến đường tại quận Phú Nhuận, TP.HCM để tưởng nhớ công đức và tinh thần bất diệt của ngài.
https://kevesko.vn/20250211/quang-ninh-dep-hinh-ma-quy-o-dong-luc-dao-chua-ba-vang-34468580.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/04/1c/35835360_244:0:1741:1123_1920x0_80_0_0_a75de9287f4b15073959566065254745.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, giáo hội phật giáo việt nam, chùa, xã hội
việt nam, giáo hội phật giáo việt nam, chùa, xã hội
Trái tim của Hoà thượng Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc Tự
Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức cung thỉnh và an vị tại chùa Việt Nam Quốc Tự (địa chỉ 242-244 đường 3/2, quận 10, TP HCM) từ ngày 3/5.
Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức – bảo vật linh thiêng của Phật giáo Việt Nam – đã được Giáo hội tiếp nhận và tôn trí tại địa điểm duy nhất là chùa Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2, TP.HCM).
Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc Tự
Theo thông tin từ Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức hiện đang được bảo quản tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM. Lễ cung thỉnh sẽ diễn ra vào lúc 6h sáng 3/5, đưa xá lợi từ nơi lưu giữ về Việt Nam Quốc Tự.
Từ 13h30 cùng ngày, tăng ni, Phật tử và người dân sẽ có thể chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại chùa.
Tuy nhiên, riêng chiều 5/5, chùa tạm ngưng đón tiếp khách viếng để dành thời gian cho lãnh đạo các phái đoàn Phật giáo quốc tế tham dự Đại lễ Vesak.
Đến 8h sáng 11/5, Ban Tổ chức sẽ trang nghiêm cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức an vị vĩnh viễn tại tháp Đa Bảo trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự.
Để việc chiêm bái được thuận lợi và trật tự, Ban Tổ chức khuyến khích người dân đăng ký trước theo hình thức trực tuyến hoặc đăng ký trực tiếp tại chùa.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng thông báo không thu hay nhận bất kỳ khoản chi phí, vòng hoa hoặc lễ phẩm cúng dường nào nhằm giữ gìn sự tôn nghiêm; đồng thời đề nghị Phật tử và khách thập phương mặc trang phục phù hợp khi đến chiêm bái.
Trẻ em dưới 2 tuổi, người sức khỏe không đảm bảo hoặc người có hành vi, trang phục không phù hợp sẽ không được vào nơi tôn trí xá lợi.
Đồng thời, người đến chiêm bái không mang theo các vật dụng cá nhân như điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim hoặc vũ khí, chất nổ, đồ ăn, thức uống, các vật dụng có thể làm mất trật tự hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn và trang nghiêm.
Vì sao Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu?
Hòa thượng Thích Quảng Đức, tên khai sinh Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Hành động tự thiêu của ngài liên quan đến pháp nạn Phật giáo 1963 bắt đầu ở Huế, đỉnh điểm là vụ thảm sát 8 Phật tử trước Đài Phát thanh đúng tối ngày rằm tháng tư năm Quý Mão (8/5/1963).
Ngay sau biến cố đau thương này, Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, đã triệu tập một cuộc họp bất thường. Cuộc họp dẫn đến việc ban hành Bản Tuyên ngôn năm điểm, yêu cầu những quyền căn bản và tối thiểu cho tín đồ Phật giáo.
Trước nguy cơ Phật giáo có thể tiêu vong, hòa thượng Thích Quảng Đức âm thầm viết tâm thư phát nguyện được vị pháp thiêu thân.
Bản Tuyên ngôn sau đó được gửi tới phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Từ đây, phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm bùng lên mạnh mẽ và lan rộng khắp nơi.
Ngày 11/6/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM) nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và Phật tử.
Những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ngài tự thiêu đã nhanh chóng gây chấn động toàn thế giới, góp phần thúc đẩy phong trào đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam và làm thay đổi cục diện chính trị trong nước.
Sau khoảng 15 phút an nhiên thiền định trong biển lửa, nhục thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức được cung thỉnh về chùa Xá Lợi để tổ chức tang lễ, sau đó đưa đi hỏa táng tại An Dưỡng Địa ở Phú Lâm (Sài Gòn).
Theo nhiều nhân chứng, khi nhục thân của Hoà thượng Thích Quảng Đức đã hóa thành tro, quả tim của ngài kỳ diệu không bị cháy mà vẫn giữ nguyên hình dáng, trở thành một khối rắn như đá.
Quả tim sau đó lại được đưa trở lại lò thiêu với ngọn lửa trên 4.000 độ trong nhiều giờ liền nhưng vẫn không cháy mà vẫn rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách huyền diệu, lạ thường
Trước sự kiện kỳ diệu này, chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã quyết định cung thỉnh trái tim bất diệt về tôn thờ tại chùa Xá Lợi. Sau đó, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được chuyển về Việt Nam Quốc Tự và lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho đến nay.
Trước thềm lễ Phật Đản năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã suy tôn Hòa thượng Thích Quảng Đức là Bồ tát. Tại TP.HCM, khu vực ngài tự thiêu đã được xây dựng thành Công viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, khánh thành vào ngày 18/9/2010.
Ngoài ra, tên của Bồ tát cũng được đặt cho một tuyến đường tại quận Phú Nhuận, TP.HCM để tưởng nhớ công đức và tinh thần bất diệt của ngài.