https://kevesko.vn/20250511/viet-nam-tranh-phu-thuoc-my-36093727.html
Việt Nam tránh phụ thuộc Mỹ
Việt Nam tránh phụ thuộc Mỹ
Sputnik Việt Nam
Vừa qua, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế đối ứng lên tới 46% với một số mặt hàng từ Việt Nam. Không chỉ vậy, các rào cản phi thuế quan cũng ngày càng phức tạp khi... 11.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-11T23:18+0700
2025-05-11T23:18+0700
2025-05-12T14:15+0700
việt nam
kinh tế
thuế
chính trị
hoa kỳ
fdi
https://cdn.img.kevesko.vn/img/520/76/5207692_0:300:3081:2033_1920x0_80_0_0_d2600e731b6a6b5bf118704d9a98509d.jpg
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt buộc phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi và giảm thiểu rủi ro, tránh phụ thuộc vào Mỹ.Giảm phụ thuộc vào MỹÔng Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM nhắc rằng, đã đến lúc doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động, giảm lệ thuộc vào một thị trường duy nhất.Một trong những giải pháp khả thi là khai thác hiệu quả mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Theo ông Phạm Bình An, các thị trường như Nhật Bản, châu Âu, Australia hay ASEAN là những lựa chọn thay thế tiềm năng nhờ rào cản kỹ thuật thấp hơn và thuế suất ưu đãi hơn so với Mỹ.Chưa kể, thị trường nội địa cũng được xem là "điểm tựa chiến lược dài hạn" trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động. TP.HCM với lợi thế về hạ tầng logistics, tài chính và công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là địa bàn trọng điểm giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và ổn định đầu ra.Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định Mỹ là thị trường quan trọng nhưng không phải là duy nhất.Quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ cần được đặt trong tổng thể quan hệ đa phương, đặc biệt với các đối tác đã ký FTA. Đây là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ Latinh, Ấn Độ và ASEAN.Các kịch bản đàm phánỞ cấp độ ngành, các doanh nghiệp dệt may – một trong những nhóm ngành chịu áp lực cao nhất – đang có sự chuẩn bị rõ rệt hơn.Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP HCM, cho biết ngành này đang hướng tới nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa từ 40% lên 60% nhằm giảm phụ thuộc nguồn cung bên ngoài và hạn chế rủi ro bị điều tra xuất xứ, tập trung phát triển mạnh mẽ thương hiệu “Made in Vietnam”. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang tăng cường kiểm soát chuỗi cung ứng và tích cực tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.Bên cạnh bài toán về xuất xứ, doanh nghiệp Việt còn đối mặt với hai yêu cầu mới mang tính bắt buộc trong thương mại quốc tế: xanh hóa và số hóa. Theo các chuyên gia, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và công nghệ, doanh nghiệp có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu – một thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều thị trường phát triển.Ở góc độ vĩ mô, TS Cấn Văn Lực cho biết Việt Nam đang chuẩn bị ba kịch bản về thuế quan sau đàm phán với Mỹ:Kịch bản tích cực: Mỹ chỉ áp mức thuế đối ứng 10% với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tương tự như 126 nước khác. Với kịch bản này, xuất khẩu, vốn FDI chịu ảnh hưởng không đáng kể. GDP dự kiến vẫn tăng trưởng ở mức 7,5-8%, trong khi CPI bình quân khoảng 3,5-4%.Kịch bản trung tính: Việt Nam đàm phán với Mỹ để giảm mức thuế xuống 20-25%, so với 46% ban đầu, hiệu lực từ 9/7 trong vòng 1 năm hoặc sớm hơn. Mức thuế này, theo chuyên gia, sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 6-7,5 tỷ USD, tương ứng tỷ lệ 1,2-1,5%. Vốn FDI dự báo giảm 3-5%, trong khi tăng trưởng GDP tăng khoảng 6,5-7%, CPI từ 4-4,5%.Kịch bản tiêu cực: Nếu Việt Nam không đạt nhiều tiến triển trong đàm phán, chịu mức thuế đối ứng 46% từ đầu tháng 7 sẽ khiến xuất khẩu giảm tới 22-24 tỷ USD, tương ứng 5,5-6%. Khi đó, vốn FDI thực hiện giảm 6-8%, GDP tăng 5,6-6%, CPI tăng lên 5% .TS. Lực cũng nhấn mạnh rằng việc tháo gỡ các vướng mắc trong hơn 2.200 dự án đầu tư đang bị ách tắc, với tổng vốn đầu tư lên tới khoảng 5,9 triệu tỷ đồng, tương đương 50% GDP, có thể giúp GDP tăng thêm 1-2% .Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra bốn kịch bản dựa trên mức thuế suất mà Mỹ có thể áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 8/7/2025. Mỗi kịch bản có mức độ tác động khác nhau đến sản xuất, xuất khẩu và dòng vốn FDI:Kịch bản 1 – Tiêu cực nhất (xác suất 15%): Không đạt được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa hai bên. Khi đó, mức thuế 46% sẽ được áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là mức thuế rất cao và được xem là "tình huống xấu nhất", có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt đối với các ngành xuất khẩu chủ lực như thủy sản, gỗ, dệt may, điện tử... Tuy nhiên, xác suất xảy ra kịch bản này không cao do mức thuế cao như vậy sẽ gây tổn hại cho cả hai phía.Kịch bản 2 – Tiêu cực (xác suất 25%): Hai bên đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng Mỹ vẫn áp thuế ở mức cao – dao động trong khoảng 20% đến 46%, tương đương vùng thuế từng áp dụng với Ấn Độ (26%). Mức thuế này tiếp tục gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, dù đã giảm so với kịch bản đầu tiên. Tuy nhiên, tâm lý doanh nghiệp và nhà đầu tư đã phần nào chuẩn bị cho tình huống này, do đó khó gây ra cú sốc lớn.Kịch bản 3 – Tích cực (xác suất 30%): Hai bên đạt được sự đồng thuận tương đối cao trong đàm phán thương mại, mức thuế Mỹ áp lên hàng Việt Nam được hạ xuống dưới 20% (tức trong khoảng 10–20%). Dù vẫn có tác động, nhưng ở mức độ nhẹ, giúp duy trì sự ổn định trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Đây là kịch bản khả quan và có xác suất xảy ra cao nhất nhờ kỳ vọng vào sự linh hoạt trong đàm phán của Chính phủ Việt Nam.Kịch bản 4 – Trung lập (xác suất 30%): Hai bên đạt được thỏa thuận phân loại cụ thể theo từng nhóm hàng hóa, với mức thuế phân bổ theo từng mặt hàng – từ 0% đến 46%. Đây là phương án linh hoạt, giảm thiểu tác động tiêu cực do không áp thuế đồng loạt. Mức độ ảnh hưởng nhìn chung nhẹ, góp phần ổn định tâm lý và kế hoạch sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
https://kevesko.vn/20250508/viet-nam-muon-day-manh-nhap-khau-hang-my-huong-toi-90-ty-usd-36016674.html
https://kevesko.vn/20250505/nganh-san-xuat-viet-nam-bat-dau-ngam-don-thue-quan-cua-my-35963621.html
https://kevesko.vn/20250424/viet-nam-kien-dinh-muc-tieu-gdp-8-bat-chap-ap-luc-thue-tu-my-kich-ban-nao-cho-2025-35746565.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/520/76/5207692_147:0:2878:2048_1920x0_80_0_0_e86ef356af99b128c8ede12eba800b3d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, thuế, chính trị, hoa kỳ, fdi
việt nam, kinh tế, thuế, chính trị, hoa kỳ, fdi
Việt Nam tránh phụ thuộc Mỹ
23:18 11.05.2025 (Đã cập nhật: 14:15 12.05.2025) Vừa qua, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế đối ứng lên tới 46% với một số mặt hàng từ Việt Nam. Không chỉ vậy, các rào cản phi thuế quan cũng ngày càng phức tạp khi chính sách thương mại Mỹ gắn chặt hơn với các tiêu chí về môi trường và lao động.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt buộc phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi và giảm thiểu rủi ro, tránh phụ thuộc vào Mỹ.
Ông Phạm Bình An – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM nhắc rằng, đã đến lúc doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động, giảm lệ thuộc vào một thị trường duy nhất.
“Nếu không thay đổi kịp thời, khi đối tác điều chỉnh chính sách, doanh nghiệp trong nước sẽ dễ bị tổn thương”, vị chuyên gia chia sẻ quan điểm tại hội thảo "Cafe doanh nhân HUBA" ngày 10/5.
Một trong những giải pháp khả thi là khai thác hiệu quả mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Theo ông Phạm Bình An, các thị trường như Nhật Bản, châu Âu, Australia hay ASEAN là những lựa chọn thay thế tiềm năng nhờ rào cản kỹ thuật thấp hơn và thuế suất ưu đãi hơn so với Mỹ.
Chưa kể, thị trường nội địa cũng được xem là "điểm tựa chiến lược dài hạn" trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động. TP.HCM với lợi thế về hạ tầng logistics, tài chính và công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là địa bàn trọng điểm giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và ổn định đầu ra.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định Mỹ là thị trường quan trọng nhưng không phải là duy nhất.
Quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ cần được đặt trong tổng thể quan hệ đa phương, đặc biệt với các đối tác đã ký FTA. Đây là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ Latinh, Ấn Độ và ASEAN.
Ở cấp độ ngành, các doanh nghiệp dệt may – một trong những nhóm ngành chịu áp lực cao nhất – đang có sự chuẩn bị rõ rệt hơn.
Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP HCM, cho biết ngành này đang hướng tới nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa từ 40% lên 60% nhằm giảm phụ thuộc nguồn cung bên ngoài và hạn chế rủi ro bị điều tra xuất xứ, tập trung phát triển mạnh mẽ thương hiệu
“Made in Vietnam”. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang tăng cường kiểm soát chuỗi cung ứng và tích cực tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh bài toán về xuất xứ, doanh nghiệp Việt còn đối mặt với hai yêu cầu mới mang tính bắt buộc trong thương mại quốc tế: xanh hóa và số hóa. Theo các chuyên gia, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và công nghệ, doanh nghiệp có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu – một thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều thị trường phát triển.
Ở góc độ vĩ mô, TS Cấn Văn Lực cho biết Việt Nam đang chuẩn bị ba kịch bản về thuế quan sau đàm phán với Mỹ:
Kịch bản tích cực: Mỹ chỉ áp mức thuế đối ứng 10% với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tương tự như 126 nước khác. Với kịch bản này, xuất khẩu, vốn FDI chịu ảnh hưởng không đáng kể. GDP dự kiến vẫn tăng trưởng ở mức 7,5-8%, trong khi CPI bình quân khoảng 3,5-4%.
Kịch bản trung tính: Việt Nam đàm phán với Mỹ để giảm mức thuế xuống 20-25%, so với 46% ban đầu, hiệu lực từ 9/7 trong vòng 1 năm hoặc sớm hơn. Mức thuế này, theo chuyên gia, sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 6-7,5 tỷ USD, tương ứng tỷ lệ 1,2-1,5%. Vốn FDI dự báo giảm 3-5%, trong khi tăng trưởng GDP tăng khoảng 6,5-7%, CPI từ 4-4,5%.
Kịch bản tiêu cực: Nếu Việt Nam không đạt nhiều tiến triển trong đàm phán, chịu mức thuế đối ứng 46% từ đầu tháng 7 sẽ khiến xuất khẩu giảm tới 22-24 tỷ USD, tương ứng 5,5-6%. Khi đó, vốn FDI thực hiện giảm 6-8%, GDP tăng 5,6-6%, CPI tăng lên 5% .
TS. Lực cũng nhấn mạnh rằng việc tháo gỡ các vướng mắc trong hơn 2.200 dự án đầu tư đang bị ách tắc, với tổng vốn đầu tư lên tới khoảng 5,9 triệu tỷ đồng, tương đương 50% GDP, có thể giúp GDP tăng thêm 1-2% .
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra bốn kịch bản dựa trên mức thuế suất mà Mỹ có thể áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 8/7/2025. Mỗi kịch bản có mức độ tác động khác nhau đến sản xuất, xuất khẩu và dòng vốn FDI:
Kịch bản 1 – Tiêu cực nhất (xác suất 15%): Không đạt được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa hai bên. Khi đó, mức thuế 46% sẽ được áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là mức thuế rất cao và được xem là "tình huống xấu nhất", có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt đối với các ngành xuất khẩu chủ lực như thủy sản, gỗ, dệt may, điện tử... Tuy nhiên, xác suất xảy ra kịch bản này không cao do mức thuế cao như vậy sẽ gây tổn hại cho cả hai phía.
Kịch bản 2 – Tiêu cực (xác suất 25%): Hai bên đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng Mỹ vẫn áp thuế ở mức cao – dao động trong khoảng 20% đến 46%, tương đương vùng thuế từng áp dụng với Ấn Độ (26%). Mức thuế này tiếp tục gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, dù đã giảm so với kịch bản đầu tiên. Tuy nhiên, tâm lý doanh nghiệp và nhà đầu tư đã phần nào chuẩn bị cho tình huống này, do đó khó gây ra cú sốc lớn.
Kịch bản 3 – Tích cực (xác suất 30%): Hai bên đạt được sự đồng thuận tương đối cao trong đàm phán thương mại, mức thuế Mỹ áp lên hàng Việt Nam được hạ xuống dưới 20% (tức trong khoảng 10–20%). Dù vẫn có tác động, nhưng ở mức độ nhẹ, giúp duy trì sự ổn định trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Đây là kịch bản khả quan và có xác suất xảy ra cao nhất nhờ kỳ vọng vào sự linh hoạt trong đàm phán của Chính phủ Việt Nam.
Kịch bản 4 – Trung lập (xác suất 30%): Hai bên đạt được thỏa thuận phân loại cụ thể theo từng nhóm hàng hóa, với mức thuế phân bổ theo từng mặt hàng – từ 0% đến 46%. Đây là phương án linh hoạt, giảm thiểu tác động tiêu cực do không áp thuế đồng loạt. Mức độ ảnh hưởng nhìn chung nhẹ, góp phần ổn định tâm lý và kế hoạch sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.