Căng thẳng ở phiên toà xử ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

© Ảnh : TTXVN - Phạm Thế DuyệtXét xử phúc thẩm bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và đồng phạm
Xét xử phúc thẩm bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và đồng phạm - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2025
Đăng ký
Tại phiên xét xử phúc thẩm cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên án với ông Vân và giảm nhẹ án tù cho ông Nhưỡng.
Tuy nhiên, căng thẳng ở phần xét hỏi bị đẩy lên khi ông Lê Thanh Vân tiếp tục có đơn kêu oan 28 trang, khẳng định án sơ thẩm làm sai lêhcj bản chất vụ án, chứng cứ áp đặt và quy chụp, chỉ dựa vào một số lời khai chọn lọc để kết tội, có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình tố tụng và đi ngược tinh thần của Hiếp pháp.

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm án

Sáng 15/5, Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên tòa phúc thẩm để xét đơn kháng cáo của ba bị cáo: ông Lưu Bình Nhưỡng – cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Lê Thanh Vân – cựu đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; và ông Nguyễn Văn Vương – cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước.
Theo báo VnExpress, tại phiên phúc thẩm này, TAND tỉnh Thái Bình bố trí cho phóng viên theo dõi qua màn hình từ phòng báo chí, song tín hiệu âm thanh và hình ảnh đã không được liên tục.
Sau gần một buổi sáng làm việc, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Về phần ông Lưu Bình Nhưỡng, viện kiểm sát nhận định hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức án 13 năm tù mà tòa sơ thẩm đã tuyên (gồm 3 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản và 10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi) được đánh giá là phù hợp, đồng thời thể hiện tính nhân văn trong quá trình xét xử.
Nhà tù. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2025
Ông Lưu Bình Nhưỡng xin giảm án, ông Lê Thanh Vân kêu oan
Tại phiên phúc thẩm, ông Nhưỡng trình bày một số tình tiết giảm nhẹ mới, như việc vợ ông đã nộp thêm 29 triệu đồng để khắc phục hậu quả; ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre xác nhận trong thời gian công tác, ông đã vận động được 18 tỷ đồng cho các hoạt động thiện nguyện.
Chính quyền quê ông Nhưỡng ở Thái Bình cũng có đơn gửi HĐXX xin giảm nhẹ cho "người con quê hương" do tích cực đóng góp hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tu bổ di tích lịch sử.
Ở phần xét hỏi, HĐXX cho phép hai bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân được ngồi để trả lời do lý do sức khỏe. Tại toà, ông Nhưỡng trình bày ngắn gọn trong chưa đến một phút, xin được giảm nhẹ án phạt từ các tình tiết mới này và ủy quyền toàn bộ nội dung còn lại cho luật sư. Luật sư của ông nhất trí với thân chủ, không tranh luận tội danh, hình phạt, chỉ xin giảm án tù.
Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo, xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông Nhưỡng:
Tội cưỡng đoạt tài sản: đề nghị giảm từ 3 – 6 tháng tù (án sơ thẩm là 3 năm). Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng để trục lợi: đề nghị giảm từ 9 – 12 tháng tù (án sơ thẩm là 10 năm). Tổng hợp hai mức giảm, bị cáo Nhưỡng có thể được giảm từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù.

Căng thẳng phần kêu oan của ông Lê Thanh Vân

Đối với bị cáo Lê Thanh Vân, người kháng cáo kêu oan, viện kiểm sát cho rằng căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, lời khai tại tòa và các chứng cứ liên quan, có đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của ông Vân. Đại diện viện kiểm sát khẳng định:
“Bản án sơ thẩm kết tội bị cáo Lê Thanh Vân là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan”.
Viện kiểm sát cũng cho biết tại phiên phúc thẩm, ông Vân không cung cấp được chứng cứ mới nào đủ sức làm thay đổi bản chất vụ án. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) giữ nguyên bản án sơ thẩm: 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Ông Lê Thanh Vân tiếp tục khẳng định mình vô tội. Chủ tọa phiên tòa cho biết ông Vân đã gửi nhiều đơn kêu oan, trong đó có đơn dài tới 28 trang gửi ngày 4-3. Tuy nhiên, nội dung các đơn đều mang tính lặp lại, chủ yếu xoay quanh ba luận điểm chính: Bản án sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan; Việc kết tội chỉ dựa vào một số lời khai chọn lọc, bỏ qua các yếu tố có lợi cho bị cáo; Quá trình tố tụng có vi phạm nghiêm trọng, việc áp dụng pháp luật đi ngược tinh thần của Hiến pháp.
Xét xử sơ thẩm bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng các đồng phạm  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2025
Ông Lê Thanh Vân và Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên lần lượt 7 và 13 năm tù
Ông Vân cho rằng các cơ quan tố tụng đã làm sai lệch bản chất vụ án, cố tình diễn giải sai các hoạt động nghị sĩ hợp pháp thành hành vi trục lợi. Tuy nhiên, trong quá trình xét hỏi, ông Vân sử dụng một số từ ngữ không phù hợp, bị chủ tọa nhắc nhở cần “sử dụng lời lẽ văn minh, đúng mực với tư cách một người có học thức”. Luật sư bào chữa cho ông Vân cũng khuyên thân chủ nên kiềm chế, tránh làm ảnh hưởng đến diễn biến phiên tòa.
Với bị cáo Nguyễn Văn Vương, Viện kiểm sát cho rằng bản án sơ thẩm là “đúng người, đúng tội, không oan”. Do bị cáo không cung cấp được tài liệu hoặc chứng cứ mới, viện kiểm sát đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm: 14 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала