https://kevesko.vn/20250515/o-argentina-khen-ngoi-viet-nam-36170448.html
Ở Argentina khen ngợi Việt Nam
Ở Argentina khen ngợi Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Với mức tăng trưởng kinh tế vượt 7% cùng kim ngạch xuất khẩu kỷ lục, Việt Nam đang trở thành điểm sáng trong khu vực nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa kinh tế thị... 15.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-15T15:52+0700
2025-05-15T15:52+0700
2025-05-15T15:52+0700
việt nam
argentina
kinh tế
tăng trưởng kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1d/33843988_0:0:1280:720_1920x0_80_0_0_6fbf6711bf423e4051caf292ef65e23a.jpg
Trong bài viết đăng trên tờ El Tiempo của Argentina, nhà báo Gaston Fiorda – người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam – đã ca ngợi mô hình phát triển kinh tế và chiến lược ngoại giao hiệu quả của Việt Nam.Việt Nam – ví dụ về sự ổn định, tăng trưởng và ngoại giao thực dụngNhà báo Gaston Fiorda cho biết, Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á, nhờ phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được triển khai từ năm 1986 qua Đổi mới.Theo đó, Việt Nam đã thúc đẩy phát triển nền kinh tế đa thành phần với sự tham gia của khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với đó, nhà nước vẫn duy trì quyền kiểm soát chiến lược trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng và khai khoáng, nhằm đảm bảo chủ quyền kinh tế, bên cạnh việc thu hút đầu tư và phát triển lĩnh vực công nghệ.Ví dụ về sự ổn định, tăng trưởng và ngoại giao thực dụngTrong bài viết, nhà báo Gaston Fiorda, phóng viên Đài phát thanh quốc gia Argentina, nhấn mạnh Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu là những bạn hàng thương mại số một của Việt Nam.Theo đó, ở cấp độ song phương, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại vượt 205.000 triệu USD trong năm 2024. Trong chuyến thăm Hà Nội gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên đã ký kết 45 thỏa thuận trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo, 5G, thương mại nông sản, hợp tác hải quan và phát triển chuỗi cung ứng.Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ sẵn sàng mở rộng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam và tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất lấy chuyển đổi số làm trọng tâm hợp tác song phương, phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam đến năm 2045.Việt Nam cũng đã củng cố quan hệ với Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình (với kim ngạch thương mại song phương đạt 149.600 triệu USD năm 2024). Tuy nhiên, các căng thẳng thương mại toàn cầu đã gây áp lực lên mối quan hệ này khi Washington quyết định điều chỉnh chính sách thuế quan, ảnh hưởng đến kỳ vọng của Việt Nam. Quyết định này đã tạm thời được đình chỉ sau các cuộc đàm phán bắt đầu vào đầu năm 2025.Ở khu vực Á-Âu, Liên minh châu Âu (EU) coi Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy và ưu tiên trong khu vực. Trong một cuộc gặp gần đây tại Hà Nội, Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier đã tái khẳng định cam kết của Brussels trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là một công cụ quan trọng trong mối quan hệ này, tạo điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi lẫn nhau.Bên cạnh những thành tựu kinh tế, Việt Nam còn hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ động và tích cực tham gia vào các diễn đàn hội nhập khu vực như ASEAN và các tổ chức liên kết như AFTA, ARF, AIA, cũng như các diễn đàn toàn cầu bao gồm APEC và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã góp phần giúp Việt Nam củng cố vị thế kinh tế và địa chính trị của mình.
https://kevesko.vn/20250427/song-gio-bat-ngo-voi-nen-kinh-te-viet-nam-35820335.html
https://kevesko.vn/20250423/quy-mo-kinh-te-viet-nam-co-the-dat-hon-1-ngan-ty-do-la-nam-2035-35745943.html
argentina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0c/1d/33843988_161:0:1121:720_1920x0_80_0_0_a9b9a6cbb8d5504f685d6a87c40dbc88.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, argentina, kinh tế, tăng trưởng kinh tế
việt nam, argentina, kinh tế, tăng trưởng kinh tế
Ở Argentina khen ngợi Việt Nam
Với mức tăng trưởng kinh tế vượt 7% cùng kim ngạch xuất khẩu kỷ lục, Việt Nam đang trở thành điểm sáng trong khu vực nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa kinh tế thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.
Trong bài viết đăng trên tờ El Tiempo của Argentina, nhà báo Gaston Fiorda – người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam – đã ca ngợi mô hình phát triển kinh tế và chiến lược ngoại giao hiệu quả của Việt Nam.
Việt Nam – ví dụ về sự ổn định, tăng trưởng và ngoại giao thực dụng
Nhà báo Gaston Fiorda cho biết, Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á, nhờ phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được triển khai từ năm 1986 qua Đổi mới.
Theo đó, Việt Nam đã thúc đẩy
phát triển nền kinh tế đa thành phần với sự tham gia của khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với đó, nhà nước vẫn duy trì quyền kiểm soát chiến lược trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng và khai khoáng, nhằm đảm bảo chủ quyền kinh tế, bên cạnh việc thu hút đầu tư và phát triển lĩnh vực công nghệ.
“Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,09% trong năm 2024, vượt dự báo chính thức 6,5%, với kim ngạch xuất khẩu tăng 14,3% (đạt 405.530 triệu USD) và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt 38 tỷ USD trong năm, đưa Việt Nam vào nhóm 15 điểm đến hàng đầu thế giới về vốn nước ngoài. Chỉ trong quý đầu tiên của năm 2025, Việt Nam đã thu hút hơn 11 tỷ USD vốn FDI, một dấu hiệu cho thấy niềm tin vững chắc vào mô hình phát triển của mình”, - tác giả nhấn mạnh.
Ví dụ về sự ổn định, tăng trưởng và ngoại giao thực dụng
Trong bài viết, nhà báo Gaston Fiorda, phóng viên Đài phát thanh quốc gia Argentina, nhấn mạnh Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu là những bạn hàng thương mại số một của Việt Nam.
Theo đó, ở cấp độ song phương, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại vượt 205.000 triệu USD trong năm 2024. Trong chuyến thăm Hà Nội gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên đã ký kết 45 thỏa thuận trong các lĩnh vực then chốt như trí tuệ nhân tạo, 5G, thương mại nông sản, hợp tác hải quan và phát triển chuỗi cung ứng.
Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ sẵn sàng mở rộng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam và tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất lấy chuyển đổi số làm trọng tâm hợp tác song phương, phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam đến năm 2045.
Việt Nam cũng đã củng cố quan hệ với Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình (với kim ngạch thương mại song phương đạt 149.600 triệu USD năm 2024). Tuy nhiên, các căng thẳng thương mại toàn cầu đã gây áp lực lên mối quan hệ này khi Washington quyết định điều chỉnh chính sách thuế quan, ảnh hưởng đến kỳ vọng của Việt Nam. Quyết định này đã tạm thời được đình chỉ sau các cuộc đàm phán bắt đầu vào đầu năm 2025.
Ở khu vực Á-Âu, Liên minh châu Âu (EU) coi Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy và ưu tiên trong khu vực. Trong một cuộc gặp gần đây tại Hà Nội, Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier đã tái khẳng định cam kết của Brussels trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) là một công cụ quan trọng trong mối quan hệ này, tạo điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi lẫn nhau.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế, Việt Nam còn hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ động và tích cực tham gia vào các diễn đàn hội nhập khu vực như ASEAN và các tổ chức liên kết như AFTA, ARF, AIA, cũng như các diễn đàn toàn cầu bao gồm APEC và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã góp phần giúp Việt Nam củng cố vị thế kinh tế và địa chính trị của mình.
“Trong một thế giới đang tái định hình, Việt Nam nổi lên như một trường hợp đặc biệt về sự ổn định, tăng trưởng và ngoại giao thực dụng. Với một nhà nước hiện diện nhưng không bao trùm, cùng một nền kinh tế mở, Việt Nam đang hướng tới tương lai như một nhân tố đáng tin cậy, năng động và có tầm quan trọng trong bức tranh các quốc gia Đông Nam Á”, - nhà báo Gaston Fiorda kết luận.