19 tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài

© Fotolia / EfiredQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2025
Đăng ký
Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi nhận, đến ngày 8/5/2025, có 19 lượt tàu biển treo cờ Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng thuộc khu vực Tokyo-MOU, tổ chức hợp tác kiểm tra tàu biển của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.
Việc các tàu biển bị lưu giữ chủ yếu là do phát hiện nhiều lỗi nghiêm trọng trong kiểm tra PSC. Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế trực tiếp, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và năng lực cạnh tranh của đội tàu quốc gia.

Lý do tàu Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài

Báo Xây dựng dẫn thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, các tàu bị lưu giữ tại các cảng lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia, do phát hiện nhiều lỗi nghiêm trọng trong kiểm tra PSC (kiểm tra Nhà nước cảng biển).
Cụ thể, tàu HTK Lucky (Công ty TNHH Vận tải biển và XNK HTK) bị lưu tại Gwangyang (Hàn Quốc) do lỗi thiết bị chữa cháy và bảo trì tàu không đạt chuẩn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
Tàu HTP Ocean (Công ty CP Đầu tư Hoàng Thiên Phú): bị lưu tại Quảng Châu (Trung Quốc) do lỗi hệ thống an toàn hàng hải, thiết bị báo động rò rỉ dầu, ánh sáng và tín hiệu không đảm bảo.
Tàu An Hai Vicent (Công ty TNHH DV & TM Vận tải An Hải) bị lưu tại Đại Liên (Trung Quốc) do sự cố động cơ phụ.
Hải Phòng: Va chạm tàu, 4 thuyền viên thiệt mạng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2025
Tàu quốc tịch Panama đâm chìm tàu cá Việt Nam, 4 ngư dân thiệt mạng
Tàu Thanh Thanh Day 99 (Công ty TNHH Thanh Thành Đạt) bị lưu tại Bắc Hải (Trung Quốc) do vi phạm điều kiện lao động, làm việc của thuyền viên.
Tàu Ocean 88 (Công ty TNHH Du thuyền Vận tải biển An Phong) bị lưu tại Tanjung Priok (Indonesia) do xử lý rác thải không đúng quy định Công ước MARPOL và lắp đặt thiết bị thông tin chưa đạt yêu cầu.
Tàu Annie Gas 09 (Công ty CP Vận tải Nhật Việt) bị lưu tại Khâm Châu (Trung Quốc) do không đảm bảo hệ thống chữa cháy, trang bị cứu sinh và quy trình điều khiển khẩn cấp.

Duy trì đội tàu trong "Danh sách trắng" IMO

Liên quan đến vấn đề này, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cho biết đã phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam để tiến hành phổ biến, tuyên truyền, cập nhật các quy định mới.
Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cũng yêu cầu Cảng vụ Hàng hải tăng cường kiểm tra, giám sát kỹ khi tàu ra – vào cảng, nhằm giảm thiểu nguy cơ bị lưu giữ tại nước ngoài và duy trì đội tàu Việt Nam trong "Danh sách trắng" của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Theo đó, Danh sách trắng là danh sách các quốc gia được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đánh giá là tuân thủ đúng Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW-95).
Các quốc gia thành viên thực hiện Công ước kém hơn hoặc không tuân thủ Công ước STCW-95 sẽ xuất hiện trong Danh sách xám và Danh sách đen.
Biên đội tàu hộ vệ rời quân cảng Bắc Hải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2025
2 tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam tuần tra chung với Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ
Các tàu được gắn cờ của quốc gia nằm trong Danh sách đen có thể bị từ chối vào cảng, bị kiểm tra gắt gao hoặc bị giam giữ khi cố tình vào cảng.
“Chúng tôi yêu cầu chủ tàu và công ty quản lý thực hiện nghiêm các điều ước quốc tế về kỹ thuật, quyền lợi và điều kiện làm việc của thuyền viên”, - đại diện Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp tăng cường giám sát kỹ thuật và điều kiện làm việc trên tàu; rút kinh nghiệm và quy trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra tình trạng tàu bị lưu giữ ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cũng cần giữ liên lạc thường xuyên với Cục Hàng hải và Cục Đăng kiểm để cập nhật thông tin PSC, cũng như có biện pháp chủ động ứng phó.
Cần lưu ý, việc bị lưu giữ tàu biển không chỉ gây thiệt hại kinh tế trực tiếp, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và năng lực cạnh tranh của đội tàu quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường vận tải biển quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала