https://kevesko.vn/20250517/ai-tra-tien-hoi-huong-cac-cong-dan-viet-nam-vi-pham-o-myanmar-36207750.html
Ai trả tiền hồi hương các công dân Việt Nam vi phạm ở Myanmar?
Ai trả tiền hồi hương các công dân Việt Nam vi phạm ở Myanmar?
Sputnik Việt Nam
Ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) vừa có trao đổi với báo chí về phương án triển khai và những thách thức gặp phải trong quá... 17.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-17T23:35+0700
2025-05-17T23:35+0700
2025-05-17T23:35+0700
việt nam
bộ ngoại giao việt nam
myanmar
công dân
vi phạm
chính trị
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/11/36208026_0:19:855:499_1920x0_80_0_0_71a0f5e713094bfee5b697e3e55218f4.jpg
Theo thông tin từ phía Myanmar, nhiều công dân Việt Nam được xác định là người nhập cư và lao động bất hợp pháp, buộc phải rời khỏi nước này.Những người vi phạm pháp luật MyanmarỔ tội phạm” được xác định là thị trấn Myawaddy, thuộc bang Karren ở Đông Nam Myanmar, là khu vực biên giới giáp với thành phố Mae Sot (Thái Lan) - điểm giao thương quan trọng giữa hai nước và đồng thời cũng nổi tiếng là nơi tập trung các tụ điểm cờ bạc, cá độ cùng nhiều hoạt động phi pháp.Vào tháng 3/2025, các lực lượng chức năng Myanmar phối hợp với cảnh sát Thái Lan và các nước liên quan đã tổ chức nhiều đợt truy quét quy mô lớn nhắm vào các cơ sở cờ bạc trực tuyến dọc biên giới. Giới chức Myanmar phát hiện hàng chục nghìn người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, tham gia vào các hoạt động phi pháp như lừa đảo trực tuyến, cưỡng bức lao động, mua bán người…. Trong số này có nhiều công dân Việt Nam.Sau khi tiến hành sàng lọc ban đầu, phía Myanmar thông báo có một số lượng lớn công dân Việt Nam bị phát hiện tại các cơ sở cờ bạc, thuộc diện lao động, nhập cư trái phép và phải rời khỏi nước này. Thông tin này đã được chuyển tới Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam để xây dựng phương án tiếp nhận và đưa người về nước.Do tình hình an ninh tại Myanmar rất phức tạp, đặc biệt là trên hành trình từ Yangon (nơi đặt Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar) đến thị trấn Myawaddy, nên việc tiếp cận, di chuyển trực tiếp là không khả thi. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với công tác bảo hộ công dân.Số lượng công dân được phía Myanmar xác định liên tục tăng – từ 200 lên 400, rồi vượt hơn 600 người. Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Công an khẩn trương triển khai xác minh nhân thân.Kết quả sơ bộ xác định 681 công dân đến từ 56 tỉnh, thành phố, bao gồm cả các đô thị lớn – nơi công tác tuyên truyền về chiêu trò “việc nhẹ lương cao” vẫn diễn ra thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.Phía Myanmar chính thức thông báo với Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng đây là những người vi phạm pháp luật sở tại (nhập cư trái phép, cư trú quá hạn hoặc tham gia hoạt động phạm tội). Đáng chú ý, có trường hợp đã từng được đưa về nước trong các đợt trước nhưng lại tiếp tục quay lại Myanmar làm việc bất hợp pháp. Họ bị trục xuất và đề nghị phía Việt Nam tiếp nhận.Theo Bộ Ngoại giao, qua trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và chính quyền các địa phương, hiện không có căn cứ xác định nhóm công dân này là nạn nhân của tội phạm mua bán người.Chỉ có một con đường: Quá cảnh Thái Lan để về nướcÔng Lương Thanh Quảng cho biết, sau khi đánh giá tình hình thực tế tại Myawaddy, tham khảo kinh nghiệm của các nước và tham vấn các đơn vị nghiệp vụ trong nước, Cục Lãnh sự cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan thống nhất phương án khả thi duy nhất là đưa công dân qua biên giới, quá cảnh Thái Lan để về nước.Điều này đòi hỏi phải thiết lập cơ chế phối hợp ba bên giữa Myanmar (nước trục xuất), Thái Lan (nước quá cảnh) và Việt Nam (nước tiếp nhận), trong đó cần thống nhất chặt chẽ về thời gian, hình thức và phương án triển khai.Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ để xin chủ trương và nhanh chóng xây dựng các phương án chi tiết trên nguyên tắc: đưa công dân về nước sớm nhất, đảm bảo an toàn và trật tự, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ phía các nước đối tác.Đáng lưu ý, nhiều công dân Việt Nam đến Myanmar bằng đường mòn, lối mở, thậm chí vượt sông, không có giấy tờ hợp pháp. Một số người có tiền án, tiền sự tại Việt Nam trốn ra nước ngoài. Do đó, đối tượng rất phức tạp, việc đưa họ về nước cần kiểm soát chặt chẽ về an ninh và trật tự.Phía Thái Lan cũng bày tỏ quan ngại, chỉ cho phép một lượng công dân giới hạn đi qua lãnh thổ mỗi ngày. Quá trình di chuyển trên đất Thái Lan được cảnh sát sở tại giám sát nghiêm ngặt.Các phương án đưa công dân về nước được phác thảo và cân nhắc kỹ lưỡng, từ việc cấp phát giấy tờ, tiếp nhận, di chuyển bằng xe buýt từ thị trấn Mae Sot tới Bangkok (quãng đường gần 500 km), lên máy bay thương mại về Việt Nam, cho đến khâu tiếp nhận tại sân bay và bàn giao cho địa phương.Tổng thời gian di chuyển mất khoảng 20 giờ, trong suốt hành trình đều có lực lượng an ninh tháp tùng, giám sát, tránh việc trốn ở lại hoặc gây mất trật tự trên lãnh thổ Thái Lan.Chi phí đưa công dân về nước ai chi trả?Theo quy định hiện hành về Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, chỉ các trường hợp là nạn nhân của chiến tranh hoặc mua bán người (được xác minh chính thức) mới được ngân sách Nhà nước chi trả. Những người vi phạm pháp luật và bị trục xuất phải tự chi trả toàn bộ chi phí về nước.Chi phí sơ bộ cho mỗi công dân, bao gồm thuê xe, ăn uống, vé máy bay, giấy tờ đi lại khoảng 12,2 triệu đồng/người. Cục Lãnh sự đã gửi thông báo tới các địa phương, yêu cầu gia đình công dân tạm ứng khoản tiền này vào Quỹ Bảo hộ. Sau khi có tiền tạm ứng, Quỹ sẽ cấp cho cơ quan đại diện ngoại giao để thuê phương tiện, mua vé và làm giấy tờ cần thiết. Khi công dân về nước, cơ quan chức năng sẽ đối chiếu chứng từ, quyết toán, hoàn trả phần dư hoặc thông báo nếu cần nộp bổ sung.Ông Quảng cũng khuyến cáo người dân cảnh giác với các thông tin giả mạo, lợi dụng việc hồi hương công dân để trục lợi.Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Cục Lãnh sự cùng các đơn vị liên quan đã triển khai quy trình tiếp nhận và đưa công dân về nước, đặt ưu tiên cao nhất cho sức khỏe, an toàn và quyền lợi của công dân.Ba đợt đưa công dân về nước đã được thực hiện vào ngày 08/4, 28/4 và 14/5/2025, với tổng cộng 471 người đã về tới Việt Nam an toàn, trật tự. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho kế hoạch đưa toàn bộ công dân còn lại tại Myawaddy về nước trong thời gian sớm nhất.
https://kevesko.vn/20250515/bo-ngoai-giao-thong-tin-ve-cong-tac-bao-ho-cong-dan-viet-nam-tai-myanmar-36170225.html
https://kevesko.vn/20250227/giai-cuu-572-nguoi-viet-o-myanmar-34729122.html
https://kevesko.vn/20250227/bo-ngoai-giao-thong-tin-vu-572-nguoi-viet-duoc-giai-cuu-khoi-cac-trung-tam-lua-dao-myanmar--34729506.html
myanmar
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e9/05/11/36208026_81:0:772:518_1920x0_80_0_0_fb73eec573afa89d12a74bf53c65f964.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ ngoại giao việt nam, myanmar, công dân, vi phạm, chính trị, xã hội
việt nam, bộ ngoại giao việt nam, myanmar, công dân, vi phạm, chính trị, xã hội
Ai trả tiền hồi hương các công dân Việt Nam vi phạm ở Myanmar?
Ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) vừa có trao đổi với báo chí về phương án triển khai và những thách thức gặp phải trong quá trình tiếp nhận và đưa công dân Việt Nam từ Myanmar về nước.
Theo thông tin từ phía Myanmar, nhiều công dân Việt Nam được xác định là người nhập cư và lao động bất hợp pháp, buộc phải rời khỏi nước này.
Những người vi phạm pháp luật Myanmar
Ổ tội phạm” được xác định là thị trấn Myawaddy, thuộc bang Karren ở Đông Nam Myanmar, là khu vực biên giới giáp với thành phố Mae Sot (Thái Lan) - điểm giao thương quan trọng giữa hai nước và đồng thời cũng nổi tiếng là nơi tập trung các tụ điểm cờ bạc, cá độ cùng nhiều hoạt động phi pháp.
Vào tháng 3/2025, các lực lượng chức năng Myanmar phối hợp với cảnh sát Thái Lan và các nước liên quan đã tổ chức nhiều đợt truy quét quy mô lớn nhắm vào các cơ sở cờ bạc trực tuyến dọc biên giới. Giới chức Myanmar phát hiện hàng chục nghìn người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, tham gia vào các hoạt động phi pháp như lừa đảo trực tuyến, cưỡng bức lao động, mua bán người…. Trong số này có nhiều công dân Việt Nam.
Sau khi tiến hành sàng lọc ban đầu, phía Myanmar thông báo có một số lượng lớn công dân Việt Nam bị phát hiện tại các cơ sở cờ bạc, thuộc diện lao động, nhập cư trái phép và phải rời khỏi nước này. Thông tin này đã được chuyển tới Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam để xây dựng phương án tiếp nhận và đưa người về nước.
Do tình hình an ninh
tại Myanmar rất phức tạp, đặc biệt là trên hành trình từ Yangon (nơi đặt Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar) đến thị trấn Myawaddy, nên việc tiếp cận, di chuyển trực tiếp là không khả thi. Điều này tạo ra thách thức lớn đối với công tác bảo hộ công dân.
Số lượng công dân được phía Myanmar xác định liên tục tăng – từ 200 lên 400, rồi vượt hơn 600 người. Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Công an khẩn trương triển khai xác minh nhân thân.
Kết quả sơ bộ xác định 681 công dân đến từ 56 tỉnh, thành phố, bao gồm cả các đô thị lớn – nơi công tác tuyên truyền về chiêu trò “việc nhẹ lương cao” vẫn diễn ra thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.
Phía Myanmar chính thức thông báo với Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng đây là những người vi phạm pháp luật sở tại (nhập cư trái phép, cư trú quá hạn hoặc tham gia hoạt động phạm tội). Đáng chú ý, có trường hợp đã từng được đưa về nước trong các đợt trước nhưng lại tiếp tục quay lại Myanmar làm việc bất hợp pháp. Họ bị trục xuất và đề nghị phía Việt Nam tiếp nhận.
Theo Bộ Ngoại giao, qua trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và chính quyền các địa phương, hiện không có căn cứ xác định nhóm công dân này là nạn nhân của tội phạm mua bán người.
“Trường hợp người dân bị lừa đi lao động bất hợp pháp ở Myanmar có thể trình báo với công an địa phương sau khi về nước để được điều tra, xác minh. Nếu được xác định là nạn nhân, họ sẽ được hưởng cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp theo quy định”, - đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.
Chỉ có một con đường: Quá cảnh Thái Lan để về nước
Ông Lương Thanh Quảng cho biết, sau khi đánh giá tình hình thực tế tại Myawaddy, tham khảo kinh nghiệm của các nước và tham vấn các đơn vị nghiệp vụ trong nước, Cục Lãnh sự cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan thống nhất phương án khả thi duy nhất là đưa công dân qua biên giới, quá cảnh Thái Lan để về nước.
Điều này đòi hỏi phải thiết lập cơ chế phối hợp ba bên giữa Myanmar (nước trục xuất), Thái Lan (nước quá cảnh) và Việt Nam (nước tiếp nhận), trong đó cần thống nhất chặt chẽ về thời gian, hình thức và phương án triển khai.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ để xin chủ trương và nhanh chóng xây dựng các phương án chi tiết trên nguyên tắc: đưa công dân về nước sớm nhất, đảm bảo an toàn và trật tự, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ phía các nước đối tác.
Đáng lưu ý, nhiều công dân Việt Nam đến Myanmar bằng đường mòn, lối mở, thậm chí vượt sông, không có giấy tờ hợp pháp. Một số người có tiền án, tiền sự tại Việt Nam trốn ra nước ngoài. Do đó, đối tượng rất phức tạp, việc đưa họ về nước cần kiểm soát chặt chẽ về an ninh và trật tự.
Phía Thái Lan cũng bày tỏ quan ngại, chỉ cho phép một lượng công dân giới hạn đi qua lãnh thổ mỗi ngày. Quá trình di chuyển trên đất Thái Lan được cảnh sát sở tại giám sát nghiêm ngặt.
Các phương án đưa công dân về nước được phác thảo và cân nhắc kỹ lưỡng, từ việc cấp phát giấy tờ, tiếp nhận, di chuyển bằng xe buýt từ thị trấn Mae Sot tới Bangkok (quãng đường gần 500 km), lên máy bay thương mại về Việt Nam, cho đến khâu tiếp nhận tại sân bay và bàn giao cho địa phương.
Tổng thời gian di chuyển mất khoảng 20 giờ, trong suốt hành trình đều có lực lượng an ninh tháp tùng, giám sát, tránh việc trốn ở lại hoặc gây mất trật tự trên lãnh thổ Thái Lan.
Chi phí đưa công dân về nước ai chi trả?
Theo quy định hiện hành về Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, chỉ các trường hợp là nạn nhân của chiến tranh hoặc mua bán người (được xác minh chính thức) mới được ngân sách Nhà nước chi trả. Những người vi phạm pháp luật và bị trục xuất phải tự chi trả toàn bộ chi phí về nước.
Chi phí sơ bộ cho mỗi công dân, bao gồm thuê xe, ăn uống, vé máy bay, giấy tờ đi lại khoảng 12,2 triệu đồng/người. Cục Lãnh sự đã gửi thông báo tới các địa phương, yêu cầu gia đình công dân tạm ứng khoản tiền này vào Quỹ Bảo hộ. Sau khi có tiền tạm ứng, Quỹ sẽ cấp cho cơ quan đại diện ngoại giao để thuê phương tiện, mua vé và làm giấy tờ cần thiết. Khi công dân về nước, cơ quan chức năng sẽ đối chiếu chứng từ, quyết toán, hoàn trả phần dư hoặc thông báo nếu cần nộp bổ sung.
Ông Quảng cũng khuyến cáo người dân cảnh giác với các thông tin giả mạo, lợi dụng việc hồi hương công dân để trục lợi.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Cục Lãnh sự cùng các đơn vị liên quan đã triển khai quy trình tiếp nhận và đưa công dân về nước, đặt ưu tiên cao nhất cho sức khỏe, an toàn và quyền lợi của công dân.
Ba đợt đưa công dân về nước đã được thực hiện vào ngày 08/4, 28/4 và 14/5/2025, với tổng cộng 471 người đã về tới Việt Nam an toàn, trật tự. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho kế hoạch đưa toàn bộ công dân còn lại tại Myawaddy về nước trong thời gian sớm nhất.
“Để hoàn tất hành trình hơn 20 tiếng từ Myanmar về tới Hà Nội, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, trong và ngoài nước đã phải phối hợp liên tục, sát sao, chi tiết. Việc đưa công dân về nước an toàn không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là vinh dự và niềm tự hào của đội ngũ cán bộ bảo hộ công dân”, - ông Quảng nhấn mạnh.