Ông Tô Lâm đau đầu kể tội đấu thầu, VN có tiền không tiêu được, phải đi vay nước ngoài

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2025
Đăng ký
Tổng Bí thư Tô Lâm trăn trở, vì sao Nhà nước có tiền mà không tiêu được, phải đi vay nước ngoài?
Nói thẳng “tội ông đấu thầu nặng lắm”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ từ tội chậm tiến độ phát triển, tội chậm công trình, tội chất lượng kém đến cả tội làm hư hỏng, mất cán bộ, lại không tiết kiệm.

Nghẽn thể chế

Ý kiến vô cùng đáng chú ý này được Tổng Bí Thư Tô Lâm nêu tại buổi thảo luận tổ chiều nay (17/5) khi góp ý về dự Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Phát biểu tại tổ về điểm nghẽn thể chế, Tổng Bí thư cho rằng, hiện có quá nhiều luật cần phải sửa, những vướng mắc về thể chế đang kìm hãm sự phát triển của đất nước.
“Mấy kỳ họp gần đây, cả thường kỳ và bất thường, Quốc hội đều tập trung vào công tác lập pháp, nhất là Kỳ họp thứ 9 có khối lượng công việc rất lớn”, - VOV dẫn lời Tổng Bí thư.
Người đứng đầu Đảng cho rằng, cần phải xác định rõ thể chế là động lực, nền tảng phát triển kinh tế. Ai cũng phải làm việc theo pháp luật thì mới có sức mạnh. Để làm được những điều đó, đòi hỏi thay đổi tư duy trong xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang kiến tạo phát triển, chấm dứt việc xây dựng pháp luật để quản lý và cái gì không quản được thì cấm.
Ông nêu, trong bối cảnh hiện nay, khối lượng công việc liên quan đến sửa luật, xây dựng thể chế rất lớn, đòi hỏi phải "vừa chạy vừa xếp hàng". Cho dù hàng lối chưa được thẳng, còn xộc xệch cũng vẫn phải làm, vì “nếu chờ hàng ngũ chỉnh tề mới chạy thì các nước đã đi rất xa rồi”.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Ban Bí thư về góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2025
Cuộc họp quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm ngay khi về nước
Từ đó, nhà lãnh đạo yêu cầu xây dựng pháp luật phải đi trước một bước để đảm bảo tính dự phòng cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển nhanh chóng.
“Khi xây dựng luật, ta phải hình dung ra sự phát triển sẽ như thế nào, nếu không có được tư duy đó thì rất khó”, - Tổng Bí thư bày tỏ.
Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm, song song với xây dựng luật, việc thi hành pháp luật cần nghiêm minh, công bằng và thực chất, gắn liền với công khai, minh bạch, thuận tiện cho người dân và xã hội. Ông nói thẳng, luật pháp không phục vụ cho lợi ích của nhóm nào cả mà phục vụ cho toàn dân.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư chỉ đạo tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm, xóa bỏ cơ chế xin - cho, triệt tiêu lợi ích cục bộ và đặc quyền đặc lợi. Trước đây, việc xây dựng pháp luật chỉ nghĩ đến quản lý xã hội, quản lý trật tự, quản lý hành vi… còn cái gì không quản được thì cấm.
Trong khi đó, yêu cầu rất cao về huy động sức dân, quy định có tính mở đường, khuyến khích, có tầm nhìn cho phát triển để kiến tạo thì ít được để ý. Chính vì vậy, một trong những luật được đặt vấn đề sửa đầu tiên là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

‘Tội ông đấu thầu nặng lắm’: Có tiền không tiêu được, phải đi vay nước ngoài

Góp ý cụ thể về việc sửa đổi một số điều của các luật liên quan đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra một số điểm trũng cần tháo gỡ ngay. Đó là thực trạng nhiều năm nay có tiền không tiêu được.
“Chúng ta có tiền không tiêu được trong khi nhu cầu phát triển của đất nước rất lớn, phải đi vay ở nước ngoài”, - Tổng Bí thư thẳng thắn.
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đấu thầu, Tổng Bí thư chỉ ra bất cập mấy tháng mở thầu, mấy tháng chọn thầu, thế thì làm gì còn thời gian để thực thi nữa. Tiền ngân sách thì phải phân bổ trong năm, không được để tiền năm nay tiêu sang năm khác, nên rất khó. Chính vì bất cập ấy, đầu tư công trong quý đầu tiên hàng năm hầu như không tiêu được gì vì vướng thủ tục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân
Muốn sửa Luật Đấu thầu, theo Tổng Bí thư, phải tổng kết xem đấu thầu có những tội gì, ví dụ như tội làm chậm tiến độ phát triển, tội làm công trình kém chất lượng, tội hư hỏng làm mất cán bộ…Đấu thầu là để làm hiệu quả nhất, đẩy nhanh được tốc độ lớn nhất, để có được công trình hay nhất, nhưng các yêu cầu này đều không đạt được.
“Thế thì tội của đấu thầu nặng quá, làm sao phải chữa được những bệnh này", - Tổng Bí thư nói.
Vừa qua, tại 2 cuộc làm việc với Bộ Y tế, Tổng Bí thư nói với quy trình đấu thầu thuốc như đấu giá, người bệnh không tiếp cận được với thuốc tiên tiến của thế giới.
“Cứ phải xách tay, ngoài luồng, tạo điều kiện cho buôn lậu, hàng giả. Bệnh viện cấp thuốc không ai uống cả, rất lãng phí. Máy móc tiến bộ nhất, công nghệ hiện đại nhất người bệnh có tiếp cận được không?”, - Tổng Bí thư đặt vấn đề và nói đây là tội của các quy định về đấu thầu, tội của việc thực thi, nên phải tìm cách chữa ngay.
Tổng Bí thư cũng nêu rõ, nói đấu thầu để chặn tiêu cực, nhưng thực chất có chặn được không hay thông thầu, bán thầu hết rồi, che đậy cho nhau hết rồi?
“Nói làm đường có máy nọ máy kia, nhưng thực tế bán thầu đến F9, F10, công nhân vẫn phải ngồi gánh đá, đập đá, có thấy máy móc nào đâu”, - Tổng Bí thư nêu thẳng thực tế.
Đặt câu hỏi về trách nhiệm, Tổng Bí thư nói thêm rằng có rất nhiều chuyện đấu thầu, trúng thầu không quy được trách nhiệm, phải ngậm đắng nuốt cay. Do vậy, phải giải quyết được bất cập này để phục vụ phát triển, huy động và khơi thông nguồn lực, giải ngân vốn đầu tư công nhanh và thúc đẩy hợp tác công tư.
Về đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi không phát huy được cơ chế công tư. Ví dụ dự án Nhà nước chưa đủ vốn, địa phương muốn góp tiền làm dự án cho nhanh cũng không được.
“Chúng ta muốn huy động nguồn lực toàn dân, nhưng tư nhân đóng góp vào không được vì đây là công trình Nhà nước. Mình cứ nghĩ công phải ra công, tư phải quản lý theo kiểu tư, công - tư vào đây là không quản lý được vì có thể lại biến tài sản công của Nhà nước thành tài sản tư”, - Tổng Bí thư cho rằng phải thay đổi tư duy quản lý này.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2025
Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo việc quan trọng
Cũng theo nhà lãnh đạo, hiện với doanh nghiệp tư nhân, đôi khi đối xử chưa công bằng. Họ có vốn, sức lực, tâm huyết nhưng khi muốn tham gia lại bảo thế này thế kia, nói thuộc hệ sinh thái gì đó… Như thế không phát huy được. Trong khi đó chính họ tiêu thụ nguồn lực rất lớn từ nước ngoài, nhất là đầu tư gián tiếp, qua các quỹ, với số vốn vài chục nghìn tỷ đô la, còn FDI chỉ mới chỉ mấy chục tỷ đô la.
“Nguồn lực vô cùng lớn nhưng chưa huy động, kêu gọi được thành ra gây nhiều bức xúc, nên phải nghiên cứu sửa ngay một số điều để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ khó khăn; để giải ngân vốn đầu tư công phải nhanh, hợp tác công, tư rành mạch”, - Tổng Bí thư chỉ rõ.
Vấn đề nữa là việc tiếp cận tín dụng còn khó. Theo Tổng Bí thư “tín dụng đỏ” không phát triển thì “tín dụng đen” lại có cơ hội. Dân cần vốn mà tiếp cận ngân hàng lại khó khăn, thủ tục này kia thì nhiều người vay “tín dụng đen” cho nhanh, rồi sinh câu chuyện lãi cao, bóc lột. Do đó, hệ thống tín dụng phải thực sự huy động vốn của dân, phục vụ doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh.
Một lần nữa, Tổng Bí thư cũng lưu ý hệ thống tín dụng phải bảo đảm quyền lợi của dân. Bởi tiền dân gửi là hợp pháp, còn tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép, xét duyệt điều lệ, kiểm soát.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала