Việt Nam: Thương trường là chiến trường, toàn dân sẽ thi đua làm giàu

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaHội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2025
Đăng ký
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 về đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật và Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân.
Tới đây, tại Việt Nam sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, xoá bỏ định kiến về kinh tế tư nhân.

Thương trường là chiến trường

Theo báo cáo của Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp 50% GDP, trên 30% ngân sách Nhà nước, với gần 1 triệu doanh nghiệp vào cuối năm 2024 – tăng mạnh so với 5.000 đơn vị vào năm 1990. Khu vực này đang khẳng định vị thế là một trong ba động lực chính của nền kinh tế, bên cạnh Nhà nước và FDI.
Nghị quyết 66 tập trung vào hoàn thiện thể chế và pháp luật – được coi là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” – nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đề ra trong Nghị quyết 68. Hai nghị quyết này có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế vững mạnh trong thời kỳ mới.
Trình bày chuyên đề về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế và “đã không phụ lòng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước”.
“Thực tiễn đổi mới ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đây là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế”, người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, thương trường là chiến trường.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaHội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2025
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Do đó, nhà điều hành phải tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân, doanh nghiệp.
Nghị quyết 68 đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá. Trong đó, nhấn mạnh việc xóa bỏ tư duy xin - cho, định kiến đối với khu vực tư nhân và khẳng định vai trò của doanh nhân như những “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”.

“Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân. Coi doanh nhân là những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. khi làm được điều này, chúng ta mới thực sự đảm bảo kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt trong tiếp cận các nguồn lực”, Thủ tướng nói.

Cần xóa bỏ mọi rào cản, tư duy “không quản được thì cấm”, tăng cường hợp tác công – tư và xác định rõ vai trò kiến tạo của Nhà nước bằng các chính sách ưu tiên ngành nghề cụ thể. Điển hình như muốn phát triển ngành ô tô điện, điện gió hay điện mặt trời thì phải có chính sách đặc thù hỗ trợ chuyển giao công nghệ và năng lượng.

“Bó chân, bó tay vì cơ chế”

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, cho rằng Nghị quyết 68 như “nắng hạn gặp mưa rào” cùng nhiều chủ trương khác đã “giải phóng” những rào cản cơ chế kéo dài với kinh tế tư nhân.
“Bao năm nay doanh nghiệp tư nhân rất bức xúc, khó chịu, chúng tôi rất muốn cống hiến nhưng nhiều khi bị bó tay, bó chân vì cơ chế”, ông đề xuất cần có một cơ quan độc lập giám sát việc thực thi nghị quyết, tiếp nhận phản ánh từ doanh nghiệp.
Thủ tướng cho hay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 68, trong đó giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ, ngành. Ông kêu gọi sự đồng lòng giữa nhà nước và doanh nghiệp đã hứa phải làm, cam kết phải thực hiện và phải có kết quả cụ thể.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaHội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2025
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
Ông Vương Quốc Toàn – Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Lan Hưng – phản ánh thực trạng hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh không có đất để mở rộng sản xuất, do các khu công nghiệp yêu cầu diện tích thuê từ 1 ha trở lên với chi phí lớn.
Ghi nhận vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết 68 đã có mục riêng hỗ trợ về đất đai và vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ sẽ ban hành nghị định cụ thể về tiếp cận đất đai, trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có thông tư hướng dẫn về tín dụng.
“Chủ trương rất rõ. Việc tổ chức thực hiện sẽ có hướng dẫn cụ thể, phù hợp”, ông nói.

Toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay sau khi ban hành Nghị quyết 68, phong trào khởi nghiệp đã lan toả mạnh mẽ. Chính phủ hiện đang giao Bộ Nội vụ xây dựng kịch bản phát động phong trào “Cả nước thi đua làm giàu”, dự kiến triển khai trong thời gian tới.
Về tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng cho biết Nghị quyết xác định kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, đóng góp trên 60% GDP.
Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại của khu vực tư nhân, như quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, thiếu kỹ năng quản trị, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh ở một bộ phận doanh nghiệp. Tình trạng vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, sản xuất hàng giả vẫn còn. Về phía cơ quan quản lý, ông thừa nhận thể chế, chính sách chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Chỉ số môi trường kinh doanh năm 2023 của Việt Nam xếp thứ 70/190, thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nhiều điều kiện kinh doanh thiếu khả thi, thủ tục phức tạp, thiếu minh bạch. Một số chính sách hỗ trợ khó triển khai, điển hình như ưu đãi thuế, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, hỗ trợ R&D… Thủ tướng nhấn mạnh cần tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân xây dựng và phát triển thương hiệu quốc tế.
“Cùng một chiếc áo, nếu khác thương hiệu có thể chênh lệch giá hàng chục lần”, Thủ tướng dẫn ví dụ.
Ông cũng nhắc về vai trò của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh thông thoáng và việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, làm giàu hợp pháp, đóng góp cho đất nước. Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh việc cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò kiến tạo của Nhà nước, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và chủ thể phát triển. Đồng thời, phải tôn vinh, cổ vũ, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh – đó là những người có tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên, cống hiến cho dân tộc.
Thủ tướng chủ trì họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2025
Việt Nam lập Tổ công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала