https://kevesko.vn/20250519/bac-ho-lam-gi-trong-ngay-sinh-nhat-nhung-nam-cuoi-doi-36233363.html
Bác Hồ làm gì trong ngày sinh nhật những năm cuối đời?
Bác Hồ làm gì trong ngày sinh nhật những năm cuối đời?
Sputnik Việt Nam
Từ năm 1965, cứ mỗi dịp sinh nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian viết và chỉnh sửa Di chúc - những dòng tâm huyết cuối cùng Người gửi lại cho Đảng và... 19.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-19T19:04+0700
2025-05-19T19:04+0700
2025-05-19T19:04+0700
việt nam
hồ chí minh
chủ tịch nước
sinh nhật
nghệ an
di chúc
đảng cộng sản
đảng cộng sản việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/07/26334470_0:0:2737:1540_1920x0_80_0_0_34f7aead3a7e719129ad09a6a4ac0e43.jpg
Không chỉ là lời từ biệt, Di chúc của Bác Hồ còn là ngọn hải đăng soi đường dân tộc, hun đúc ý chí độc lập, đoàn kết, xây dựng nước Việt Nam phồn thịnh, được Người viết trong tâm thế ung dung, thanh thản của một lãnh tụ suốt đời vì dân.Xúc động những ngày sinh nhật BácTrong cuốn "Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc", đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký của Bác Hồ, cho biết trong suốt 24 năm làm nguyên thủ quốc gia, chỉ riêng 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới cho phép công bố ngày sinh của mình.Thời điểm đó, tình hình xung đột Việt – Pháp đang căng thẳng. Theo kế hoạch, chiều 18/5, Cao ủy Đông Dương Đác-giăng-liơ – một nhân vật hiếu chiến, sẽ bay từ Sài Gòn ra Hà Nội.Sáng 19/5/1946, các đồng chí trong Thường vụ Trung ương, Chính phủ, đại biểu thiếu nhi Thủ đô, đoàn đại biểu nhân dân Nam Bộ và nhiều ban, ngành đến chúc mừng sinh nhật Hồ Chủ tịch. Ngoài ra, lực lượng Thanh niên Thủ đô cũng tổ chức tuần hành thị uy mừng sinh nhật Bác.Trước tình cảm nồng nhiệt của người dân, Bác Hồ khiêm nhường nói:Khi cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón sinh nhật trên các nẻo đường kháng chiến.Sáng 19/5/1947, khi các đồng chí phục vụ mang bó hoa rừng đến chúc mừng sinh nhật, Bác đề nghị dành những bông hoa đó để viếng đồng chí Hoàng Văn Lộc - người cấp dưỡng thân thiết, người đầu bếp đầu tiên của Bác, vừa qua đời vào ngày 3/5/1947.Trong ngày sinh nhật lần thứ 58 và 59, Bác cũng không cho phép tổ chức. Khi nhận được lời chúc mừng của các đồng chí trong Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và đông đảo tầng lớp nhân dân, Bác đều có thư cảm ơn.Năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tha thiết đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép tổ chức lễ mừng sinh nhật lần thứ 60. Năm đó, Lễ chúc thọ Bác tuy đơn sơ về vật chất nhưng lại thắm tình đồng chí, nghĩa đồng bào.Sau lễ sinh nhật, Bác đã viết thư cảm ơn gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và tất cả Nhân dân.Di chúc Bác HồTrong cuốn hồi ký "Bác Hồ viết di chúc", sáng ngày 10/5/1965, Bác dặn thư ký khi lên làm việc, lấy cho Bác mươi tờ giấy trắng và chiếc phong bì to.Đúng 9h sáng, Bác ngồi viết những dòng đầu tiên vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" để dặn lại mai sau. Những dòng mở đầu của di chúc như sau:Ngày 19/5/1968, bên cạnh việc tiếp thân mật các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng đến chúc mừng sinh nhật, Bác Hồ tiếp tục viết di chúc, bổ sung 6 trang viết tay về kế hoạch tái thiết đất nước sau chiến tranh.Vào dịp sinh nhật lần thứ 79, ngày 11/5/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với các đại biểu của Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân.Tại đây, đồng chí Vương Thừa Vũ đã thay mặt hội nghị chúc thọ Người. Ngày 18/5/1969, Bác tiếp các cán bộ văn phòng, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số Ủy viên Trung ương đến chúc thọ. Buổi liên hoan mừng sinh nhật diễn ra giản dị, thân tình. Sau đó, Bác tiếp tục xem xét, chỉnh sửa di chúc.Buổi chiều ngày 19/5/1969, Hồ Chủ tịch dành thời gian viết thư khen các cháu thiếu niên hợp tác xã Măng Non thôn Phú Mẫn, xã Hàm sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc vì thành tích chăm sóc trâu bò.Cũng trong ngày sinh nhật lần thứ 79, Bác đã thể hiện tình cảm với quê hương qua việc gửi tặng Đảng bộ, cán bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An tấm chân dung của Bác.Di chúc của Bác được viết từ ngày 10/5/1965 - 19/5/1969, đúng vào ngày sinh nhật của Bác. Ngày 9/9/1969, sau khi Bác mất, trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã xúc động công bố bản di chúc. Đây là bản di chúc hoàn chỉnh được ghép từ các bản di chúc mà Bác đã viết, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trước đó.Bản gốc Di chúc của Bác đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia từ năm 2012 (đợt 1), được lưu giữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt.
https://kevesko.vn/20250519/lanh-dao-dang-nha-nuoc-vao-lang-vieng-chu-tich-ho-chi-minh-nhan-135-nam-ngay-sinh-36224057.html
nghệ an
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0b/07/26334470_8:0:2737:2047_1920x0_80_0_0_1bec18c994e2d8bac8c22bd3b369956d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hồ chí minh, chủ tịch nước, sinh nhật, nghệ an, di chúc, đảng cộng sản, đảng cộng sản việt nam
việt nam, hồ chí minh, chủ tịch nước, sinh nhật, nghệ an, di chúc, đảng cộng sản, đảng cộng sản việt nam
Bác Hồ làm gì trong ngày sinh nhật những năm cuối đời?
Từ năm 1965, cứ mỗi dịp sinh nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian viết và chỉnh sửa Di chúc - những dòng tâm huyết cuối cùng Người gửi lại cho Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không chỉ là lời từ biệt, Di chúc của Bác Hồ còn là ngọn hải đăng soi đường dân tộc, hun đúc ý chí độc lập, đoàn kết, xây dựng nước Việt Nam phồn thịnh, được Người viết trong tâm thế ung dung, thanh thản của một lãnh tụ suốt đời vì dân.
Xúc động những ngày sinh nhật Bác
Trong cuốn "Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc", đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký của Bác Hồ, cho biết trong suốt 24 năm làm nguyên thủ quốc gia, chỉ riêng 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới cho phép công bố ngày sinh của mình.
Thời điểm đó, tình hình xung đột Việt – Pháp đang căng thẳng. Theo kế hoạch, chiều 18/5, Cao ủy Đông Dương Đác-giăng-liơ – một nhân vật hiếu chiến, sẽ bay từ Sài Gòn ra Hà Nội.
“Lễ mừng sinh nhật năm ấy không đơn thuần mang ý nghĩa cá nhân, mà được tổ chức như sự khẳng định khối đoàn kết của nhân dân quanh vị nguyên thủ của một quốc gia non trẻ đối mặt với những thử thách to lớn liên quan đến vận mệnh dân tộc”, báo VTC News trích lại hồi ký viết.
Sáng 19/5/1946, các đồng chí trong Thường vụ Trung ương, Chính phủ, đại biểu thiếu nhi Thủ đô, đoàn đại biểu nhân dân Nam Bộ và nhiều ban, ngành đến chúc mừng
sinh nhật Hồ Chủ tịch. Ngoài ra, lực lượng Thanh niên Thủ đô cũng tổ chức tuần hành thị uy mừng sinh nhật Bác.
Trước tình cảm nồng nhiệt của người dân, Bác Hồ khiêm nhường nói:
"Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào, vì tôi hãy còn là thanh niên, tuổi có 56 chưa được đồng bào chúc thọ... Từ trước tới nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào".
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón sinh nhật trên các nẻo đường kháng chiến.
Sáng 19/5/1947, khi các đồng chí phục vụ mang bó hoa rừng đến chúc mừng sinh nhật, Bác đề nghị dành những bông hoa đó để viếng đồng chí Hoàng Văn Lộc - người cấp dưỡng thân thiết, người đầu bếp đầu tiên của Bác, vừa qua đời vào ngày 3/5/1947.
Trong ngày sinh nhật lần thứ 58 và 59, Bác cũng không cho phép tổ chức. Khi nhận được lời chúc mừng của các đồng chí trong Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và đông đảo tầng lớp nhân dân, Bác đều có thư cảm ơn.
Năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tha thiết đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép tổ chức lễ mừng sinh nhật lần thứ 60. Năm đó, Lễ chúc thọ Bác tuy đơn sơ về vật chất nhưng lại thắm tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
Sau lễ sinh nhật, Bác đã viết thư cảm ơn gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và tất cả Nhân dân.
Trong cuốn hồi ký "Bác Hồ viết di chúc", sáng ngày 10/5/1965, Bác dặn thư ký khi lên làm việc, lấy cho Bác mươi tờ giấy trắng và chiếc phong bì to.
Đúng 9h sáng, Bác ngồi viết những dòng đầu tiên vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" để dặn lại mai sau. Những dòng mở đầu của di chúc như sau:
"Chọn một ngày tháng Năm, nhân dịp sinh nhật của mình; chọn đúng vào lúc 9 giờ, giờ đẹp nhất trong một ngày; chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây… để viết về ngày ra đi của mình, sao mà thanh thản, ung dung đến thế!".
Ngày 19/5/1968, bên cạnh việc tiếp thân mật các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng đến chúc mừng sinh nhật, Bác Hồ tiếp tục viết di chúc, bổ sung 6 trang viết tay về kế hoạch tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Vào dịp sinh nhật lần thứ 79, ngày 11/5/1969,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với các đại biểu của Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân.
Tại đây, đồng chí Vương Thừa Vũ đã thay mặt hội nghị chúc thọ Người. Ngày 18/5/1969, Bác tiếp các cán bộ văn phòng, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số Ủy viên Trung ương đến chúc thọ. Buổi liên hoan mừng sinh nhật diễn ra giản dị, thân tình. Sau đó, Bác tiếp tục xem xét, chỉnh sửa di chúc.
Buổi chiều ngày 19/5/1969, Hồ Chủ tịch dành thời gian viết thư khen các cháu thiếu niên hợp tác xã Măng Non thôn Phú Mẫn, xã Hàm sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc vì thành tích chăm sóc trâu bò.
Cũng trong ngày sinh nhật lần thứ 79, Bác đã thể hiện tình cảm với quê hương qua việc gửi tặng Đảng bộ, cán bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An tấm chân dung của Bác.
Di chúc của Bác được viết từ ngày 10/5/1965 - 19/5/1969, đúng vào ngày sinh nhật của Bác. Ngày 9/9/1969, sau khi Bác mất, trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã xúc động công bố bản di chúc. Đây là bản di chúc hoàn chỉnh được ghép từ các bản di chúc mà Bác đã viết, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trước đó.
Bản gốc Di chúc của Bác đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia từ năm 2012 (đợt 1), được lưu giữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt.