Công nhận nền kinh tế thị trường: Việt Nam chờ đợi gì từ Hoa Kỳ ngoài lời hứa?

© AP PhotoTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2025
Đăng ký
Sau gần hai năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump siết thuế với hơn 150 đối tác, trong đó có Việt Nam, khả năng Hoa Kỳ công nhận Việt Nam ngày càng trở nên khó đoán định.

Lời hứa chưa thành hiện thực

Ngày 7/5 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc. Một lần nữa, Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường. Nhưng như những lần trước đó, đề nghị này chưa nhận được phản hồi chính thức.
Việt Nam đã là thành viên WTO gần 20 năm, ký kết và thực thi hơn 15 FTA thế hệ mới, thực hiện cải cách mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ doanh nghiệp nhà nước đến thị trường tài chính và lao động. Vậy tại sao Việt Nam vẫn chưa được công nhận?

“Việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cho thấy một mâu thuẫn giữa lợi ích chiến lược và hành động thực tế. Công nhận không phải là một đặc ân, mà là thước đo cam kết chiến lược”, chuyên gia quan hệ quốc tế Lê Minh nhận định với Sputnik.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2025
Tổng thống Mỹ Trump thông báo áp mức thuế mới

Cái giá của việc chưa công nhận

Việc tiếp tục xếp Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường khiến hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đối mặt nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá theo phương pháp thay thế, vốn thường cao và bất lợi. Ngành thép, tôm, gỗ và dệt may của Việt Nam đã không ít lần gánh chịu điều này.
Đơn cử, tôm xuất khẩu của Việt Nam chịu thuế từ 25 - 26%, trong khi mặt hàng này của Thái Lan chỉ 5%.

“Do đó, quy chế này không chỉ là danh hiệu. Đây là tấm vé giảm rủi ro, giúp hàng Việt đứng vững trên sân chơi Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay”, ông Minh chỉ ra.

Nếu tình trạng này tiếp diễn đến năm 2026, Việt Nam có thể mất tới 10% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng thiếu cơ sở pháp lý để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Washington muốn Hà Nội đứng về phía mình trong cạnh tranh chuỗi cung ứng, nhưng lại không trao cho Hà Nội sự công nhận tối thiểu. Đây là nghịch lý chiến lược điển hình”, chuyên gia trên phân tích.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2025
Lula da Silva bày tỏ sự ngưỡng mộ. Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Nếu đến năm 2026 vẫn chưa có gì thay đổi

Việt Nam có thể không phản ứng gay gắt, nhưng sẽ dần điều chỉnh chiến lược hợp tác. Một số động thái có thể bao gồm: tăng tốc đàm phán với EU và các nền kinh tế châu Á; chuyển trọng tâm chuỗi cung ứng; thận trọng hơn trong hợp tác dữ liệu và công nghệ cao với Hoa Kỳ.

“Nếu đến 2026 mà Hoa Kỳ vẫn không công nhận, Việt Nam sẽ không quay lưng, nhưng có thể sẽ điều chỉnh lại định nghĩa “chiến lược toàn diện” theo hướng thực chất hơn”, ông Lê Minh nói thêm.

Trong khi đó, các quốc gia như Nga, Ấn Độ và UAE không yêu cầu cải cách thể chế để hợp tác sâu hơn với Việt Nam. Tất nhiên, họ sẵn sàng lấp vào khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại.

“Nếu Hoa Kỳ không bước tới, các trung tâm quyền lực khác sẽ tiến vào khoảng trống”, chuyên gia trên nhận định.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2024
Việt Nam giục Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường

Không thể đòi hỏi đồng hành khi thiếu đi công bằng

Việt Nam đã làm phần việc của mình. Từ cải cách thể chế, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ đến thị trường lao động. Có thể nói, gần như mọi tiêu chí mà Hoa Kỳ yêu cầu đều đã được đáp ứng ở mức tương đương hoặc hơn các quốc gia khác đã được công nhận trước đó.
“Về lâu về dài, Việt Nam không chỉ cần sự công nhận, mà quốc gia này cần một cơ chế thương lượng có đi có lại”, ông Lê Minh nhấn mạnh.
Sau quyết định áp thuế đối ứng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Việt Nam là một trong sáu quốc gia được Hoa Kỳ ưu tiên đàm phán thuế song phương. Ngày 16/5, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC (MRT 31) tại Jeju, Hàn Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp trực tiếp với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Cuộc gặp đánh dấu vòng đàm phán cấp Bộ trưởng đầu tiên nhằm triển khai chỉ đạo cấp cao liên quan đến Hiệp định thương mại đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ.
Bắt tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên gặp Trưởng đại diện Thương mại Mỹ
Tuy nhiên, cùng ngày, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố chấm dứt đàm phán thuế quan song phương với phần lớn quốc gia, thay vào đó sẽ gửi thư áp thuế đơn phương tới hơn 150 nước.

“Động thái thuế quan mới của ông Trump vừa là thử thách vừa là phép thử đối với Việt Nam. Thử thách vì đòi hỏi Việt Nam phải linh hoạt ứng phó để bảo vệ lợi ích kinh tế trước mắt. Phép thử vì cách mà hai nước giải quyết bất đồng lần này sẽ phản ánh mức độ trưởng thành của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Chặng đường để Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường vẫn gập ghềnh, nhưng không phải không có lối ra nếu Hà Nội và Washington tiếp tục đối thoại trên tinh thần xây dựng, tôn trọng lẫn nhau và cùng hướng tới lợi ích dài hạn”, ông Lê Minh kết luận.

Những bước đi thận trọng nhưng kiên trì của Việt Nam hiện nay, từ bàn đàm phán thuế quan cho đến cải cách nội tại, chính là nền móng để sớm muộn thu hẹp khác biệt, mở ra trang mới hợp tác bình đẳng hơn giữa hai nền kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала