Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào

© Bùi Doãn Tấn TTXVNQuốc hội thảo luận tổ về Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2025
Đăng ký
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh, nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào. Từ đó, bà không đồng ý bỏ án tử hình với một số tội danh mà Chính phủ đề xuất.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thanh Sang cũng không đồng ý bỏ án tử hình với một số tội, như tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, bởi “không khéo Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy đi nước ngoài”.

“Lúc anh làm, anh vi phạm có nghĩ đến lúc bị trừng phạt không?”

Chiều 20/5, trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Trong đó, nội dung được đông đảo các đại biểu quan tâm là đề xuất bỏ án tử hình một số tội danh.
Theo Tờ trình, Chính phủ đề xuất bỏ 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành, gồm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); Tội gián điệp (Điều 110); Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421).
Tại phiên làm việc, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) cho biết bà băn khoăn khi Chính phủ trình bỏ tử hình đối với 4 tội danh: Vận chuyển ma túy; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tham ô; nhận hối lộ.
“Có đồng chí nào trong ban soạn thảo dám khẳng định 4 loại tội phạm này đang êm đềm không?”, bà Lan chất vấn.
Theo bà Lan, mới đây nhất, Công an Thanh Hóa đã triệt phá đường dây thuốc giả với 21 loại thuốc giả.
"Nhưng đây mới chỉ là bề nổi chúng ta phát hiện được. Chứ còn thực tế thì khủng khiếp như thế nào?", nữ đại biểu đặt câu hỏi.
Rồi còn tội tham ô; tội nhận hối hộ, dù đã làm hết sức quyết liệt, "nhưng đã ai nói là trị được tận gốc chưa hay vẫn còn diễn biến phức tạp?".
Theo nữ đại biểu đoàn TP.HCM, mọi người đặt ra vấn đề nhân văn khi bỏ án tử hình đối với một số tội danh.
"Tôi không đồng ý, vì ông bà ta dạy ‘Sát nhân giả tử’. Lúc anh làm, anh vi phạm có nghĩ đến lúc bị trừng phạt không?".
Thừa nhận trên thế giới có những quốc gia bỏ án tử hình, nhưng theo bà, đây là vấn đề hoàn toàn khác. Bà Lan đề nghị ban soạn thảo cung cấp cho đại biểu Quốc hội dữ liệu kinh nghiệm quốc tế về bỏ tử hình đối với 4 tội danh nói trên; kinh nghiệm quốc tế về các quốc gia có 4 tội danh này, họ đang xử mức án như thế nào.
Bà Lan cho rằng, theo lẽ thường, nếu những tội phạm này ít hẳn đi, tình hình khá hơn thì sẽ giảm án. Còn nếu tình hình càng ngày càng căng thẳng, có nhiều nguy cơ, luật xử lý tới mức đó rồi vẫn chưa sợ, thì một trong những giải pháp là tăng mức xử phạt.
Dẫn chứng vụ án Lê Văn Luyện (tỉnh Bắc Giang) khi phạm tội giết người mới ở tuổi vị thành niên nên không thể tử hình được, bà Lan đặt câu hỏi: "Vậy còn gia đình nạn nhân thì sao?".
"Chúng ta nhân văn với tội phạm là chúng ta độc ác với đồng bào mình, với những người đang sống tuân thủ pháp luật, với thân nhân của các nạn nhân", bà Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.
Trong lĩnh vực y tế, bà Lan cho rằng khi bác sĩ mắc sai lầm làm người bệnh tử vong sẽ có hàng loạt biện pháp kỷ luật, nhưng còn với một người dược sĩ "táng tận lương tâm", làm thuốc giả gây ảnh hưởng đến sức khỏe đồng bào, không khác gì giết người hàng loạt, thì phải làm sao.
"Đừng có nói là tại em không biết nên em làm, biết hết đó, cái lúc nhận lợi nhuận thì tất cả đều biết nhưng vẫn làm thì cần phải bị trừng trị thích đáng", nữ đại biểu nhấn mạnh.
Theo bà, từ trước tới nay chưa từng xử ai tử hình về tội làm thuốc giả, nhưng quy định này có tác dụng răn đe rất lớn...
Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá 2 đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2025
Ông trùm lộ mặt ở chuyên án VN 10 liên quan 4 tiếp viên hàng không xách ma túy

Đừng để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy

Tại buổi làm việc, đại biểu Nguyễn Thanh Sang (đoàn TP.HCM) nhìn nhận việc sửa đổi Bộ luật Hình sự là cần thiết, cho biết ông nhất trí với việc bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh, nhưng không đồng ý bỏ cả 8 tội danh như tờ trình của Chính phủ.
Cụ thể, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Sang cho biết ông không đồng ý bỏ tử hình với tội danh vận chuyển trái phép chất ma túy.
"Trong vụ án buôn bán ma túy, muốn thực hiện thành công thì đối tượng đồng phạm quan trọng nhất vẫn là người vận chuyển".
Đặc biệt, trong thời gian qua, dù đang duy trì án tử hình, nhưng tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vẫn không ngừng tăng, giờ vận chuyển lên hàng tạ, hàng tấn.
"Nếu bỏ án tử hình, không khéo Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy đi nước ngoài. Án chết bọn chúng còn không sợ, giờ mà bỏ thì không hiểu như thế nào", ông Sang lo ngại.
Đại biểu cũng không nhất trí bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ. Dẫn ví dụ vụ án Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại cả triệu tỉ đồng.
"Dù tuyên tử hình nhưng vẫn khắc phục hậu quả, bởi họ sợ nên khắc phục. Giả sử họ biết chắc chắn mức án cho mình không bị tử hình, liệu họ có khắc phục hậu quả hay không?", ông Sang nhấn mạnh.
Ngoài ra, đại biểu đoàn TP.HCM cũng không đồng ý bỏ tội tử hình đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала