https://kevesko.vn/20250523/tphcm-ghi-nhan-hon-14000-ca-benh-truyen-nhiem-nguy-hiem-canh-bao-nguy-co-bung-dich-36303198.html
TPHCM ghi nhận hơn 14.000 ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ bùng dịch
TPHCM ghi nhận hơn 14.000 ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ bùng dịch
Sputnik Việt Nam
ừ đầu năm 2025 đến nay, TPHCM đã ghi nhận hơn 6.700 ca tay chân miệng và gần 7.700 ca sốt xuất huyết, theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM... 23.05.2025, Sputnik Việt Nam
2025-05-23T11:44+0700
2025-05-23T11:44+0700
2025-05-23T12:18+0700
việt nam
thông tin
truyền dịch
y tế
bộ y tế việt nam
bệnh viện
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/02/24479787_0:82:801:532_1920x0_80_0_0_2337bb9f7b6dc251490335f5cf6e4318.jpg
Tính đến hết tuần thứ 20, thành phố có tổng cộng 6.711 ca tay chân miệng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2024 (4.510 ca). Trong đó, 967 ca phải điều trị nội trú, tăng 15% so với cùng kỳ. Số ca bắt đầu tăng mạnh từ tuần thứ 8 và đạt đỉnh trong tuần thứ 20 với 916 trường hợp, cao hơn 40% so với trung bình 4 tuần trước. Các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh bao gồm quận 1, 5, 7, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình và TP Thủ Đức.Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 5 tuổi. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, qua tay bẩn, đồ chơi hoặc vật dụng nhiễm dịch tiết từ phân, nước bọt hoặc đường hô hấp của trẻ mắc bệnh. Dù hiện chưa ghi nhận trường hợp tử vong, HCDC vẫn đánh giá tình hình diễn tiến của bệnh là phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ lan rộng trong cộng đồng.Bên cạnh đó, sốt xuất huyết - bệnh truyền nhiễm có tính mùa vụ cao tại miền Nam - cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Tính đến ngày 18/5, TPHCM đã ghi nhận 7.690 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 134% so với cùng kỳ năm ngoái (3.287 ca). Trong đó, có 112 ca diễn biến nặng, chiếm khoảng 1,5% tổng số ca. Đáng chú ý, nhóm bệnh nhân trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết nhiều gấp 1,5 lần nhóm dưới 15 tuổi, trái ngược với xu hướng phổ biến trong các năm trước.HCDC dự báo số ca sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng nhanh khi mùa mưa đang đến gần, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi vằn sinh sôi và lây lan virus Dengue. Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi như đậy kín vật chứa nước, súc rửa bể chứa định kỳ, loại bỏ các vật phế thải đọng nước, sử dụng màn ngủ, thuốc xịt và kem chống muỗi.Người dân tuyệt đối không tự ý điều trị khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết và cần đến cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán đúng bệnh. Đồng thời, người dân có thể phản ánh các điểm có nguy cơ phát sinh ổ muỗi qua ứng dụng “Y tế trực tuyến” để lực lượng chức năng xử lý kịp thời.Với tình hình thời tiết mưa nhiều và diễn tiến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm, HCDC kêu gọi sự vào cuộc đồng bộ của toàn xã hội nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc, trường học, nhà trẻ và khu công nghiệp.
https://kevesko.vn/20250520/bo-y-te-yeu-cau-cac-benh-vien-san-sang-ung-pho-voi-covid-19-36242028.html
https://kevesko.vn/20250511/thoa-thuan-vaccine-ung-thu-viet--nga-hy-vong-cho-hang-tram-nghin-benh-nhan-36094515.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2025
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/02/24479787_0:0:709:532_1920x0_80_0_0_56f0352d0e7342b5b056c429b865e3ac.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, truyền dịch, y tế, bộ y tế việt nam, bệnh viện
việt nam, thông tin, truyền dịch, y tế, bộ y tế việt nam, bệnh viện
TPHCM ghi nhận hơn 14.000 ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ bùng dịch
11:44 23.05.2025 (Đã cập nhật: 12:18 23.05.2025) ừ đầu năm 2025 đến nay, TPHCM đã ghi nhận hơn 6.700 ca tay chân miệng và gần 7.700 ca sốt xuất huyết, theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC). Sự gia tăng nhanh chóng của hai bệnh truyền nhiễm phổ biến khiến ngành y tế thành phố cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian tới.
Tính đến hết tuần thứ 20, thành phố có
tổng cộng 6.711 ca tay chân miệng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2024 (4.510 ca). Trong đó, 967 ca phải điều trị nội trú, tăng 15% so với cùng kỳ. Số ca bắt đầu tăng mạnh từ tuần thứ 8 và đạt đỉnh trong tuần thứ 20 với 916 trường hợp, cao hơn 40% so với trung bình 4 tuần trước. Các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh bao gồm quận 1, 5, 7, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình và TP Thủ Đức.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 5 tuổi. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, qua tay bẩn, đồ chơi hoặc vật dụng nhiễm dịch tiết từ phân, nước bọt hoặc đường hô hấp của trẻ mắc bệnh. Dù hiện
chưa ghi nhận trường hợp tử vong, HCDC vẫn đánh giá tình hình diễn tiến của bệnh là phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ lan rộng trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, sốt xuất huyết - bệnh truyền nhiễm có tính mùa vụ cao tại miền Nam - cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Tính đến ngày 18/5, TPHCM đã ghi nhận 7.690 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 134% so với cùng kỳ năm ngoái (3.287 ca). Trong đó,
có 112 ca diễn biến nặng, chiếm khoảng 1,5% tổng số ca. Đáng chú ý, nhóm bệnh nhân trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết nhiều gấp 1,5 lần nhóm dưới 15 tuổi, trái ngược với xu hướng phổ biến trong các năm trước.
HCDC dự báo số ca sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng nhanh khi mùa mưa đang đến gần, tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi vằn sinh sôi và lây lan virus Dengue. Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi như đậy kín vật chứa nước, súc rửa bể chứa định kỳ, loại bỏ các vật phế thải đọng nước, sử dụng màn ngủ, thuốc xịt và kem chống muỗi.
Người dân tuyệt đối không tự ý điều trị khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết và cần đến cơ sở y tế để được theo dõi, chẩn đoán đúng bệnh. Đồng thời, người dân có thể phản ánh các điểm có nguy cơ phát sinh ổ muỗi qua
ứng dụng “Y tế trực tuyến” để lực lượng chức năng xử lý kịp thời.
Với tình hình thời tiết mưa nhiều và diễn tiến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm, HCDC kêu gọi sự vào cuộc đồng bộ của toàn xã hội nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc, trường học, nhà trẻ và khu công nghiệp.