Bắt Madam Ngo: Hơn 2.600 người Việt sập bẫy lừa đảo tiền ảo, ngoại hối

© Sputnik / Vitaliy Belousov / Chuyển đến kho ảnhCòng tay
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2025
Đăng ký
Ngày 23/5, Cảnh sát phòng chống tội phạm Thái Lan (CSD) phối hợp với lực lượng di trú bắt giữ Nguyễn Thị Thếu, còn gọi là Madam Ngo, tại một khách sạn ở quận Watthana, Bangkok.
Bà Thếu bị truy nã theo cảnh báo đỏ của Interpol và lệnh bắt giữ của Công an Hà Nội với cáo buộc không tố giác hoặc che giấu tội phạm. Cùng bị bắt giữ với bà là hai vệ sĩ người Việt Nam đi cùng.
Theo Bangkok Post, Nguyễn Thị Thếu được xác định là nhân vật trung tâm trong đường dây lừa đảo đầu tư tiền ảo và ngoại hối quy mô lớn nhắm vào người Việt. Các điều tra ban đầu cho thấy nhóm này vận hành mô hình đa cấp trá hình, hứa hẹn lãi suất từ 20 đến 30% mỗi tháng, thu hút hàng nghìn người tham gia. Họ thuê người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để tạo lòng tin, tổ chức hội thảo quảng bá dự án, giới thiệu các khoản đầu tư “an toàn, sinh lời nhanh”.
Công nghệ chuỗi khối Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2025
Giữa cơn sốt tiền ảo Pi Network, Công an Hà Nội cảnh báo
Ban đầu, nạn nhân được phép rút một phần lợi nhuận nhỏ để tạo cảm giác tin tưởng. Tuy nhiên, sau khi đầu tư số tiền lớn hơn, liên lạc với nhóm điều hành bị cắt đứt. Với thủ đoạn này, hơn 2.600 người bị lừa với tổng thiệt hại ít nhất 300 triệu USD.
Cảnh sát Việt Nam xác định mạng lưới này do một người Thổ Nhĩ Kỳ điều hành, cùng 35 đồng phạm là người Việt. Mạng lưới hoạt động tại 44 văn phòng trên khắp cả nước và mở rộng sang Campuchia. Nhóm này tuyển dụng hơn 1.000 nhân viên, nhiều người trong số đó được đào tạo bài bản để thuyết phục nạn nhân.
Sau khi bị phát hiện, bà Thếu trốn sang Thái Lan và tiếp tục nhận tiền thông qua các tài khoản trung gian ở Việt Nam, sau đó chuyển cho người Việt tại Thái Lan để rút tiền mặt, mỗi lần lên tới một triệu baht. Trong quá trình thẩm vấn, bà thừa nhận vai trò trong đường dây lừa đảo. Phần lớn số tiền được chuyển cho người cầm đầu, còn phần của bà đã được rửa thông qua đầu tư bất động sản tại Việt Nam.
Theo thống kê, năm 2024 có hơn 17 triệu người Việt sở hữu tài sản mã hóa, chiếm gần 17% dân số. Tuy nhiên, phần lớn là nhà đầu tư mới, không có nền tảng công nghệ, thiếu hiểu biết về pháp lý tài sản số cũng như các phương thức lừa đảo phổ biến. Bà Nguyễn Vân Hiền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết lừa đảo trong thị trường tài sản số ngày càng tinh vi, kết hợp giữa công nghệ và tâm lý, khiến cả những nhà đầu tư cẩn trọng cũng có thể bị mắc bẫy.
Người đàn ông vẫy cờ Việt Nam đứng trên đỉnh biểu tượng tiền điện tử bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2025
Việt Nam có động thái quan trọng liên quan đến tiền ảo
Trong vụ Madam Ngo, nạn nhân chủ yếu bị dẫn dụ bởi mô hình Ponzi, đánh vào tâm lý muốn “làm giàu nhanh, không rủi ro”. Nhiều dự án dạng này hứa hẹn lợi nhuận cao đến phi lý, dùng tiền người sau để trả người trước. Khi dòng tiền đứt đoạn, hệ thống sụp đổ và nhà đầu tư mất trắng.
Các hình thức lừa đảo khác đang phổ biến trong thị trường tài sản số bao gồm: giả mạo token có tên gần giống dự án thật, bẫy mật ngọt khiến token không thể bán sau khi mua, chiêu rút thanh khoản khiến giá token sụt đổ đột ngột, lừa đảo qua hình thức airdrop miễn phí để đánh cắp quyền truy cập ví cá nhân. Ngoài ra, giả mạo giao diện website uy tín, giả mạo người nổi tiếng hoặc tạo hiệu ứng “bơm giá” rồi bán tháo cũng là những cách phổ biến nhằm lôi kéo và chiếm đoạt tài sản người dùng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала