Tập đoàn Sơn Hải bị đánh trượt, Bình Phước nói gì?

© Ảnh : Sơn Hải GroupTập đoàn Sơn Hải.
Tập đoàn Sơn Hải. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2025
Đăng ký
Vụ việc Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi gói thầu 880 tỷ đồng hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trong khi phía doanh nghiệp cho rằng dường như dấu hiệu sai phạm và đòi minh bạch, thì phía tỉnh Bình Phước khẳng định hiện mới chỉ nghe phản ánh trên mạng xã hội và chưa nhận được bất kỳ văn bản kiến nghị chính thức nào.

Vì sao Sơn Hải bị đánh trượt?

Ngày 26/5, ông Lê Thanh Hướng – Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải – đã gửi văn bản đến Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước, phản đối kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh này.
Đây là gói thầu có giá trị hơn 880 tỷ đồng, nằm trong dự án cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư.
Được biết, dự án cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Phước đã khởi công cuối tháng 12/2024, dài 6,6km. Điểm đầu giáp ranh tỉnh Bình Dương – Bình Phước, điểm cuối giao với quốc lộ 14 (thị xã Chơn Thành). Tổng vốn đầu tư dự án là 1.474 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương: 1.000 tỷ đồng, vốn địa phương 474 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2024–2026, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư.
Dự án thuộc giai đoạn 1, đầu tư 4 làn xe cao tốc đầy đủ (có làn dừng khẩn cấp), đường song hành hai bên rộng 11m, vỉa hè 6m, tốc độ thiết kế 100km/h.
Trước đó, ngày 17/3/2025, chủ đầu tư tổ chức mở thầu công khai trên mạng, với 5 nhà thầu tham dự. Trong đó, Tập đoàn Sơn Hải đưa ra giá dự thầu thấp nhất, chỉ 732,280 tỷ đồng – thấp hơn nhiều so với các đối thủ – đồng thời cam kết bảo hành 10 năm, gấp đôi yêu cầu tối thiểu của gói thầu.
Tuy nhiên, ngày 22/5, chủ đầu tư ra quyết định chọn liên danh cao tốc có giá dự thầu cao hơn tới 134 tỷ đồng, ở mức 866,455 tỷ đồng. Bốn nhà thầu còn lại, bao gồm Tập đoàn Sơn Hải, đều bị loại với lý do "không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật".
Một số đối tượng đi xe tải có cẩu phá hoại biển cam kết bảo hành hành 10 năm của Tập đoàn Sơn Hải trên tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2024
Đâu là sự thật vụ phá biển báo “tập đoàn Sơn Hải bảo hành 10 năm”?
Động thái này khiến Tập đoàn Sơn Hải "rất ngạc nhiên" và gửi kiến nghị đến cả Ban Quản lý Dự án và UBND tỉnh Bình Phước, cho rằng lý do loại họ là thiếu thuyết phục, thậm chí "có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật trong đấu thầu", gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Theo báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu (E-HSDT), Tập đoàn Sơn Hải bị loại vì không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cụ thể: Thiếu thông tin chi tiết về vật tư, thiết bị: Nhà thầu không cung cấp rõ nhãn mác, mã hiệu, xuất xứ vật tư thuộc hạng mục đường dây trung thế và trạm biến áp. Ngoài ra, không nộp hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (E-HSMT). Điều này khiến bên mời thầu không có cơ sở để kiểm định, nghiệm thu khi đưa vào thi công; Không trình bày phương án triển khai mô hình thông tin công trình (BIM): Dù BIM là yêu cầu bắt buộc theo Quyết định 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ của Sơn Hải không có nội dung mô tả cách thức triển khai BIM, nên bị đánh giá không đạt.
Ngoài ra, 12 thiết bị thi công không có tài liệu kiểm định an toàn. Theo chủ đầu tư, hồ sơ của Sơn Hải không kèm tài liệu kiểm định hoặc chứng nhận hợp quy của 12 thiết bị. Phía Sơn Hải cho rằng các thiết bị đã được kiểm định, và trong văn bản ngày 16/4 chỉ bổ sung thiết bị khác có tài liệu kiểm định, không thay thế các thiết bị cũ.
Về mặt pháp lý, các thiếu sót này không thuộc diện được bổ sung sau khi mở thầu, nên hồ sơ của Sơn Hải bị đánh giá là không đạt yêu cầu kỹ thuật và buộc phải loại.

Sơn Hải lên tiếng phản đối

Báo Tuổi trẻ dẫn lời lnh đạo Tập đoàn Sơn Hải khẳng định họ cam kết bảo hành lâu nhất, giá thấp nhất, mang lại hiệu quả tài chính lớn nhất cho Nhà nước, nhưng lại bị loại vì những lý do mà Sơn Hải cho là "không thỏa đáng".
Tập đoàn này tuyên bố sẽ gửi kiến nghị chính thức lên UBND tỉnh Bình Phước và nếu không được giải quyết thỏa đáng, họ sẵn sàng kiện ra tòa nhằm bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và "môi trường đấu thầu minh bạch".
"Nếu giải quyết chưa thỏa đáng, chúng tôi sẽ gửi đơn lên cấp cao hơn, thậm chí đưa ra tòa", - lãnh đạo Sơn Hải khẳng định.
Phối cảnh Dự án cao tốc Nha Trang  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2024
Tập đoàn Sơn Hải muốn làm cao tốc Nha Trang - Đà Lạt
Trao đổi với báo chí, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước cho biết chưa nhận được kiến nghị chính thức nào từ Tập đoàn Sơn Hải – cả bằng văn thư lẫn trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cơ quan này chỉ biết thông tin qua mạng xã hội, hiện đang làm báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh.
Trong khi đó, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước cho biết sau khi nhận báo cáo vụ việc và làm việc với Tập đoàn Sơn Hải, tỉnh sẽ có thông tin chính thức gửi báo chí.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала