Hà Nội: Thuốc giả, gạo giả liên tiếp bị phanh phui

CC0 / Pixabay / Thuốc
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2025
Đăng ký
Một loạt thuốc không rõ nguồn gốc, trong đó có thuốc điều trị tiểu đường không đạt tiêu chuẩn chất lượng, đã bị phát hiện tại nhà thuốc Đức Anh (quận Đống Đa, Hà Nội). Cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra toàn diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm vi phạm.
Theo thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ngày 30/5, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội đã gửi báo cáo về việc mẫu thuốc DIAMICRON® MR 60mg (Gliklazid) - thuốc dùng điều trị bệnh tiểu đường – không đạt yêu cầu về chất lượng. Mẫu thuốc có số lô 23F603, hạn dùng tháng 4/2026, chứa hàm lượng hoạt chất Gliclazid chỉ đạt 42,5mg/viên, tương đương 70,83% so với mức ghi trên nhãn và thấp hơn quy định của dược điển Việt Nam.
Không chỉ có DIAMICRON® MR, sáu mẫu thuốc khác cũng bị phát hiện tại địa điểm nói trên không có giấy đăng ký lưu hành, không có giấy phép nhập khẩu và không ghi rõ nơi sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu. Các thuốc bị liệt kê bao gồm:
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2025
Việt Nam: Hết sữa giả lại thuốc giả, Bộ Y tế nói gì?
DIAMICRON® MR 60mg (Gliklazid), Oseltamivir, Crestor 20mg (Rosuvastatin), Janumet 50/1000mg (Sitagliptin/Metformin), Plavix (Clopidogrel), NEXIUM® 40mg (Esomeprazol), và Crestor 10mg (Rosuvastatin).
Cục Quản lý dược đã yêu cầu Sở Y tế TP Hà Nội khẩn trương phối hợp cùng Ban chỉ đạo 389, công an, quản lý thị trường và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra toàn diện nhà thuốc Đức Anh, đồng thời truy tìm nguồn gốc các lô thuốc vi phạm và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc, không đủ điều kiện lưu hành.
Bên cạnh đó, Cục đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành phố thông tin rộng rãi tới người dân và cơ sở y tế không mua bán, sử dụng các thuốc trong danh sách trên, khuyến cáo chỉ nên mua thuốc tại những địa chỉ được cấp phép. Các địa phương cũng được chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý thuốc giả, thuốc nhập lậu, đồng thời tổ chức tháng cao điểm phòng chống thuốc giả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chính phủ.
BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giao ban công tác quý I  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2025
Sữa giả, thuốc giả, cà phê giả, giá đỗ dùng chất cấm ở Việt Nam là vấn đề đáng báo động
Việc sử dụng thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người dân cần thận trọng, chủ động kiểm tra thông tin thuốc và nâng cao cảnh giác để bảo vệ bản thân.

Hơn 17 tấn gạo 'ngon nhất thế giới' bị làm giả

Ở một diễn biến khác, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thị Ánh Tuyết (SN 1969, chủ cửa hàng Gạo Tuyết Kỳ, số 248 phố Xuân Đỉnh, quận Tây Hồ), Nguyễn Thị Bình (SN 1973, chủ cửa hàng Gạo Tâm Bình, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức), Lê Thị Nhàn và Vũ Thị Bích Ngọc (cùng trú tại xã Đức Giang, chuyên kinh doanh bao bì) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm.
Tại cơ quan điều tra, Phạm Thị Ánh Tuyết khai do nhận thấy người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng gạo ST25 Lúa - Tôm mang nhãn hiệu Gạo Ông Cua, Tuyết đã bắt tay với Nguyễn Thị Bình lên kế hoạch trục lợi.
Kiểm toán Công ty Cổ phần Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2025
Mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng có dấu hiệu hàng giả: Đồng Nai họp khẩn, thống nhất khởi tố
2 người bàn bạc và quyết định sử dụng loại gạo rẻ tiền, sau đó đóng gói vào bao bì giả mạo nhãn hiệu của Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí - đơn vị sở hữu thương hiệu Gạo Ông Cua nổi tiếng. Bao bì giả được cung cấp bởi Lê Thị Nhàn và Vũ Thị Bích Ngọc.
Theo xác định sơ bộ của cơ quan điều tra, tổng lượng gạo giả đã được bán ra thị trường lên tới 17,3 tấn. Số gạo này được bán với giá cao gấp đôi, giúp nhóm đối tượng thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала