Hình ảnh “Nam Phương Hoàng hậu” ngồi kiệu do đội mai táng khiêng gây xôn xao

© Ảnh : Nguyễn Thị Tường ViCố đô Huế rực rỡ sắc màu cổ phục Việt
Cố đô Huế rực rỡ sắc màu cổ phục Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2025
Đăng ký
Trong lễ diễu hành “Việt phong hội tụ” tại Festival Huế 2025, hình ảnh thiếu nữ trong bộ trang phục “Nam Phương Hoàng hậu” được đội rước mặc áo màu cam như đội mai táng (âm công) khiêng gây nên luồng ý kiến tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng.
Theo nhà chức trách, nỗ lực của các bạn trẻ là rất đáng hoan nghênh, chuyên gia văn hoá cũng cho rằng, đây chỉ là một cuộc chơi của quần chúng, của người trẻ. Không nên quá khắt khe.

Hình ảnh “Nam Phương Hoàng hậu” gây xôn xao”

Chiều 8/6, tại TP Huế, sự kiện diễu hành đường phố "Việt phong hội tụ" trong chuỗi Festival Huế 2025, các hoạt động của Năm du lịch quốc gia đã diễn ra với sự tham gia của hơn 1.200 người, thu hút đông đảo sự chú ý từ cộng đồng mạng sau khi nhiều hình ảnh và video được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng xã hội.
Đặc biệt, màn trình diễn tái hiện hình ảnh Nam Phương Hoàng hậu ngồi kiệu được chú ý nhưng cũng gây ra tranh luận.
Được biết, sự kiện "Việt phong hội tụ" do Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế tổ chức, là một hoạt động cộng đồng nằm trong chuỗi chương trình quảng bá, bảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Đông đảo người tham dự đã diện các loại cổ phục rực rỡ, mang đậm bản sắc dân tộc, cùng nhau diễu hành qua các tuyến phố ven sông Hương.
Một trong những điểm nhấn của chương trình là hình ảnh tái hiện Nam Phương Hoàng hậu – vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn – ngồi kiệu, được lính phu kiệu rước đi trong đoàn diễu hành.
Tuy nhiên, hình ảnh những người khiêng kiệu mặc trang phục có màu sắc, kiểu dáng gợi liên tưởng đến đội mai táng truyền thống của Huế đã khiến nhiều người dân địa phương bất ngờ và không khỏi bức xúc.
Tết Nguyên Đán - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2024
Top 10 lễ hội truyền thống nổi tiếng của Việt Nam: Tên gọi và thời gian diễn ra
Sự thiếu phù hợp này nhanh chóng trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, trang phục màu đỏ viền cam của những người đóng vai binh lính thời Nguyễn vác kiệu hoàng hậu trên vai, thực chất là trang phục của âm công (những người gánh quan tài), không phù hợp với bối cảnh.

Chính quyền nói gì?

Trao đổi với báo chí, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế xác nhận đây là sự kiện cộng đồng lớn, quy tụ hơn 500 bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Về phần trình diễn gây tranh cãi, ông Hải cho biết nhóm bạn trẻ thực hiện tiết mục tái hiện hình ảnh Nam Phương Hoàng hậu đến từ miền Bắc, đã tự túc kinh phí thuê trang phục và người khiêng kiệu để tham gia chương trình.
“Các bạn rất tâm huyết với việc phục dựng cổ phục và mong muốn thể hiện tình yêu văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, do không hiểu rõ phong tục, tập quán vùng miền, đặc biệt là văn hóa tang lễ ở Huế nên đã xảy ra sự việc đáng tiếc này,” ông Hải nói.
Ông cho biết thêm, phía ban tổ chức trước đó đã có nhắc nhở, dặn dò các nhóm tham gia, song vì quá trình chuẩn bị gấp rút và thiếu sự tham vấn sâu về đặc trưng văn hóa địa phương nên mới dẫn tới hình ảnh gây hiểu nhầm.
Ông cũng cho biết, thực ra trang phục âm công của Huế ngày nay lấy lại từ trang phục gánh kiệu ngày xưa của triều Nguyễn. Do ngày nay mọi người chỉ thấy trang phục ấy xuất hiện trong đám tang nên tưởng đó là trang phục âm công.
Hiện sự việc vẫn đang tiếp tục được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, với nhiều ý kiến kêu gọi các chương trình văn hóa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tổ chức và người tham gia để tránh những sơ suất làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa vốn cần được tôn vinh.
Trên báo Tuổi trẻ, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) chia sẻ ý kiến rằng, chương trình "Việt phong hội tụ" ở Huế tương tự như các lễ hội đường phố carnival tổ chức khắp nơi trên thế giới như ở Brazil, Mỹ…
Hỏa pháo bắn từ súng thần công trên Kỳ Đài - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2025
Hoả pháo súng thần công gây hoảng loạn ở Huế
Theo ông Hoa, đây là chương trình diễu hành có hóa trang, mang nét phóng khoáng, vui tươi. Đây như là một cuộc chơi của quần chúng, không phải là một chương trình biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ, trình diễn ra tại một sân khấu cố định.
"Có lẽ chúng ta đã quá nghiêm cẩn với hình tượng sắc phục quân lính triều Nguyễn phải khuôn khổ, theo điển lệ nên thấy khó chịu. Trong khi đây chỉ là một cuộc chơi của quần chúng, của người trẻ. Không nên quá khắt khe với những sự kiện như vậy", chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала