Kế hoạch hiện đại hóa hạt nhân của London làm suy yếu chế độ kiểm soát vũ khí
© Sputnik / Alex McNaughtonQuang cảnh từ bờ đối diện của sông Thames đến Cung điện Westminster ở London

© Sputnik / Alex McNaughton
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của ê-kip chính quyền Thủ tướng Anh Keir Starmer làm suy yếu nỗ lực kiểm soát vũ khí quốc tế và sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu, chuyên gia Simon Tisdall của The Guardian nhận xét.
Vào đầu tháng 6, Chính phủ Anh công bố bản tổng quan chiến lược quốc phòng trong bối cảnh có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 2,5% GDP từ nay đến năm 2027. Cụ thể, trong tài liệu này bao gồm khuyến nghị tạo lập chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, trong đó London dự kiến chi 15 tỷ bảng Anh (tương đương với 20 tỷ USD).
"Kế hoạch hiện đại hóa và triển vọng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Vương quốc Anh mà chính phủ Keir Starmer đề ra, thể hiện trong tổng quan chiến lược quốc phòng năm 2025, rõ ràng là nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế. Kế hoạch này sẽ góp phần kích động cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân toàn cầu", - chuyên gia Tisdall viết.
Theo quan điểm của tác giả, hành động của London đang "bình thường hóa" chiến tranh hạt nhân và tăng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
"Chủ trương duy trì vũ khí hạt nhân ở mức hiện tại hoặc mở rộng hơn nữa không làm cho Vương quốc Anh trở nên an toàn hơn. Việc sử dụng thứ vũ khí này sẽ là vô đạo đức, phi lý và có hệ quả thảm khốc. Thêm nữa, đây là thứ vũ khí cực kỳ tốn kém và tiêu tốn nhiều tài nguyên mà Vương quốc Anh đang phải đối mặt với đợt cắt giảm ngân sách đau đớn khác trong tuần này, lẽ ra có thể sử dụng kinh phí tài nguyên đó một cách khôn ngoan hơn để xây dựng bệnh viện và trường học cũng như trang bị đầy đủ cho lực lượng vũ trang của nước mình", - nhà báo nhấn mạnh.
Sau khi công bố bản tổng quan quốc phòng vào thứ Hai tuần trước, Thủ tướng Starmer tuyên bố rằng Vương quốc Anh đang chuyển sang chế độ "chuẩn bị cho chiến tranh". Tài liệu mô tả Nga như là "mối đe dọa cấp bách và tức thời". Trong khuôn khổ chiến lược quốc phòng mới, chính quyền Anh dự kiến chế tạo 7.000 tên lửa tầm xa và chi 6 tỷ bảng Anh (khoảng 8 tỷ USD) để xây dựng 6 nhà máy mới chuyên sản xuất đạn dược. Ngoài ra, trước khi công bố chương trình, Bộ Quốc phòng Anh đã thông báo dự định đóng tới 12 tàu ngầm hạt nhân để thay thế những con tàu hiện có.