Những vũ khí Mỹ có thể giao cho Việt Nam

Sau khi đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, Việt Nam lại có thêm một vị khách quan trọng tới thăm chính là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Sputnik

Theo nhận định từ các chuyên gia quốc tế, những chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng hai quốc gia Nga và Mỹ không nhằm mục đích nào khác ngoài việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Uy lực của tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam

Trong chuyến viếng thăm các quốc gia Đông Nam Á của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu, đã có một hợp đồng vũ khí rất đáng chú ý đó là bán cho Myanmar 6 tiêm kích Su-30 (có thể là phiên bản mới nhất Su-30SME hoặc Su-30K đang tân trang tại Nhà máy 558 trên đất Belarus).

Bên cạnh đó, đã xuất hiện thêm nhiều kỳ vọng rằng Việt Nam có thể trở thành khách hàng tiếp theo đặt mua tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S cùng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tối tân S-400.

Vậy trong lần công tác sắp tới, ông James Mattis liệu có mang về cho phía Mỹ những thương vụ mua bán vũ khí có giá trị nhất là khi Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một số chủng loại vũ khí, khí tài hiện đại do Mỹ sản xuất?

Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720

Việt Nam từ lâu đã bày tỏ mong muốn được nhận thêm các trang bị quốc phòng từ Hoa Kỳ mà trước hết chính là tàu tuần tra cỡ lớn, sau khi chúng ta được bàn giao tàu USCGC Morgenthau (WHEC 722) và đổi tên thành CSB 8020.

Việt Nam "ngả về ai' trong quan hệ quân sự với Nga- Mỹ?
Hiện nay tại cảng Honolulu còn một chiếc tàu chị em với CSB 8020 chính là USCGC Sherman (WHEC 720) lớp Hamilton, theo lịch trình đã thông báo thì nó sẽ chính thức rút khỏi biên chế USCG vào ngày 29/3/2018 và được đưa vào chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa — EDA.

Tàu USCGC Sherman có lẽ là ứng viên duy nhất phù hợp cho việc bán lại cho Việt Nam do thuận tiện về vị trí địa lý, do vậy sẽ không ngạc nhiên nếu sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ có một thông báo chính thức được đưa ra.

Bên cạnh tàu tuần tra cỡ lớn, Việt Nam được cho là có nhu cầu với tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon đang được Hoa Kỳ lưu trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan ở bang Arizona.

máy bay phản lực F-16 của Hoa Kỳ

Sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama cùng với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã có thông tin cho rằng Việt Nam muốn nhận được F-16 tương tự như trường hợp của Indonesia, tức là phía Mỹ sẽ "tặng" lại một số F-16 nhưng nước tiếp nhận sẽ chịu chi phí tu sửa cũng như hiện đại hóa.

Máy bay P-3C Orion của Hải quân Nhật Bản bay trên Hoa Đông

Vũ khí nổi tiếng của khối XHCN trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Nếu có thêm tiêm kích F-16 thì đây sẽ là sự bổ sung đáng giá cho các tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Không quân Việt Nam. Ngoài năng lực tác chiến đáng nể đã được kiểm chứng thì F-16 còn có ưu thế ở giá thành khai thác rất rẻ.

Ứng viên cuối cùng không thể không nhắc tới đó là máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion, nó được xem như mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện mọi lực lượng tác chiến chống ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam bao gồm tàu mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay cánh cố định.

So sánh với một số chủng loại tiềm năng khác như C-295MPA, Tu-142, Il-38N thì P-3C được đánh giá rất cao ở các hệ thống điện tử hiện đại, có khả năng triển khai nhiều loại vũ khí uy lực mạnh và nhất là giá thành ở mức chấp nhận được, thời hạn phục vụ còn tương đối dài.

Cách đây không lâu, thậm chí một số chuyên gia quân sự nước ngoài còn đánh giá P-3C là phương tiện quân sự đầu tiên của Mỹ vào biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam trước cả tàu tuần tra Hamilton.

Mong rằng trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ những vướng mắc cuối cùng sẽ được giải quyết để Hải quân Việt Nam tiếp cận một số trang bị hiện đại và đang rất cấp thiết.

Theo Thời đại

Thảo luận