Việt Nam trang bị radar phát hiện mục tiêu siêu thanh?

Theo hình ảnh báo PK-KQ công bố, có thể Việt Nam đã được trang bị những đài radar cực tối tân, trong đó có loại phát hiện được mục tiêu siêu thanh.
Sputnik

Hình ảnh về những khí tài này được công bố trong Chương trình "Xuân canh trời — Tết biên cương, hải đảo" do Quân chủng PK-KQ tổ chức ngày 30/1. Trong chương trình này, lần đầu tiên hình ảnh radar Nebo M do Nga sản xuất và Arthur do Thụy Điển phối hợp cùng Nauy chế tạo xuất hiện trên chương trình.

Việt Nam sản xuất thành công radar biển BR-12 (Video)

Được biết, cả 2 loại radar này đều thuộc hàng tối tân hàng đầu thế giới. Đặc biệt là đài Nebo M, bởi theo giới thiệu của Nga đây là loại radar được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến phòng không và cung cấp dữ liệu cho các tổ hợp tên lửa phòng không.

Nebo-M còn có khả năng phát hiện các mục tiêu bay có kích thước nhỏ và khó bị phát hiện như các phương tiện bay siêu thanh hay các loại máy bay sử dụng công nghệ tàng hình.

Radar Nebo M do Nga sản xuất và Arthur do Thụy Điển phối hợp cùng Nauy chế tạo xuất hiện trên chương trình

Tổ hợp radar tầm xa Nebo M có khả năng tự động hóa cao với hệ thống xử lý thông tin kỹ thuật số, khi phát hiện ra mục tiêu từ xa nó sẽ tiến hành đánh giá và phân loại nhằm xác định mục tiêu đó là máy bay hay là tên lửa.

Sau đó các thông tin này sẽ được chuyển đến các trung tâm xử lý thông tin phòng không hoặc được chuyển trực tiếp tới các tổ hợp tên lửa phòng không, Nebo-M có thể hoạt động gần như một tổ hợp radar dẫn đường.

Với những thông tin được Nga tiết lộ cho thấy, hệ thống radar Nebo M dù được đánh giá có sức mạnh hàng đầu thế giới do Nga sản xuất.

Như vậy, trong khi Nebo M phát hiện và bám sát các mục tiêu tầm cao và siêu thanh thì Arthur lại đảm nhận nhiệm vụ cực quan trọng để chặn đứng các đợt tấn công của đạn pháo phản lực, đạn cối và phát hiện cả trận địa pháo binh của đối phương.

Việt Nam sản xuất thành công radar biển BR-12 (Video)
Nhà sản xuất cho biết, Arthur được thiết ế với nhiệm vụ phát hiện trận địa pháo đối phương thông qua việc theo dõi quỹ đạo bay của đạn pháo. Bản Arthur Mod A có thể định vị trận địa pháo ở cự ly 15-20km và trận địa cối 120mm từ cự ly 30-35km với sai số vòng tròn về cự ly chỉ khoảng 0.45%.

Đây được coi là tọa độ tương đối chính xác và tin cậy, giúp quân nhà phản pháo, tiêu diệt trận địa của đối phương. Trong khi đó, phiên bản nâng cấp Arthur Mod B đáp ứng được tiêu chuẩn MAMBA của Lục quân Anh, chuyên dùng để định vị các trận địa pháo, cối, pháo phản lực.

Arthur có thể phát hiện trận địa pháo đối phương từ cự ly 20-25km và trận địa cối 120mm từ cự ly 35-40km với sai số vòng tròn về cự ly chỉ khoảng 0,35%. Hệ thống này đã được sử dụng rất thành công bởi Lục quân Anh ở chiến trường Trung Đông.

Cùng với 2 phiên bản trên, nhà sản xuất còn phát triển thêm phiên bản C của Arthur với antenna lớn hơn và có thể định vị trận địa pháp ở cự y 31km, cối ở 55km và pháo phản lực ở cự ly 50-60km tùy thuộc vào kích cỡ của chúng với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Nguồn: Báo Đất Việt

Thảo luận