Những loại vũ khí Nga nào được sản xuất ở nước ngoài?

Nga là một trong những nhà xuất khẩu các trang thiết bị quân sự lớn nhất, cung cấp cho khách hàng không chỉ thành phẩm mà còn giấy phép để sản xuất vũ khí mới tại nước sở tại.
Sputnik

Và điều kiện dành cho các đối tác là khác nhau. Một số nước chỉ được tin tưởng trong việc lắp ráp các thiết bị quân sự từ các cấu kiện có sẵn, số khác được chuyển giao công nghệ và cho phép sản xuất từ đầu đến cuối, chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô hay những  thành phần trong nước chưa sản xuất được.

“Lực lượng tự vệ người Kurd sử dụng vũ khí NATO chống lại Thổ Nhĩ Kỳ”

Vũ khí Nga được chế tạo ở đâu và như thế nào? Về những khía cạnh tinh tế nhất của chương trình cấp phép sản xuất — theo tài liệu của "Sputnik".

Nhà nhập khẩu vũ khí Nga chủ yếu là Ấn Độ. Nước này chiếm khoảng một phần ba khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga. Kể từ những năm 1960, Ấn Độ đã mua của Liên Xô và sau đó là Nga lượng vũ khí trị giá trên 65 $ tỷ đôla. Người Ấn không chỉ mua các sản phẩm quân sự hoàn chỉnh mà còn sản xuất chúng theo giấy phép. Từ năm 2000 công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) đã sản xuất tại các cơ sở của họ hơn 200 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI. Nga chỉ cung cấp nguyên vật liệu —  nhôm và titan dùng trong hàng không.

Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

"Người Ấn thường mua những lô hàng lớn — "Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Konstantin Makiyenko nói với" Sputnik — Su-30MKI  là khá một chương trình đầy tham vọng. Tổng cộng các nhà máy của HAL đã xuất xưởng 222 máy bay chiến đấu Theo các tiêu chuẩn hiện đại, đó là số lượng rất đáng kể". Theo hợp đồng, Ấn Độ được cung cấp tất cả các tài liệu của thiết kế quốc phòng Nga.

Tại Ấn Độ cũng sản xuất xe tăng T-90S và  đạn xuyên giáp 125 mm trang bị cho xe tăng. Các dự án khác đang được chuẩn bị, đặc biệt như sản xuất máy bay trực thăng Ka-226 và đạn cho Hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Smerch. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ hiện vẫn chưa thể làm chủ hoàn toàn việc sản xuất động cơ AL-31FP cho máy bay chiến đấu "Su" và họ mua thành phẩm từ Nga.

Tổ hợp BM-30 Smerch

"Điều quan trọng là người Ấn đang thực hiện tất cả mọi thứ theo các quy tắc pháp lý. Không cố gắng sao chép hoặc tổ chức sản xuất không có giấy phép, — Chuyên gia nhấn mạnh — Không chào bán những  sản phẩm này tại các thị trường truyền thống của Nga. Khác với Trung Quốc, nơi mà tất cả sẽ được tháo rời và cố gắng sao chép lại".

Chiến thuật yêu thích của Trung Quốc là mua một lô nhỏ các thiết bị quân sự nhập khẩu, tháo rời, nghiên cứu và nhanh chóng tổ chức sản xuất lậu (không xin giấy phép) (!). Năm 1996, Bắc Kinh mua lại giấy phép sản xuất 200 chiếc máy bay chiến đấu Su-27. Tổng cộng có khoảng 100 chiếc được chế tạo dưới tên J-11, sau đó Trung Quốc từ chối mua các cơ phận lắp ráp số còn lại. Và thế là họ có được những công nghệ rất hữu ích trong việc chế tạo máy bay J-11B với động cơ và hệ thống điện tử riêng của Trung Quốc. Một ví dụ minh hoạ khác là với khoang chiến đấu của xe bọc thép BMP-3. Năm 1997, giấy phép sản xuất sản phẩm hàng đầu tại thời điểm đó đã được nhà máy Tula bán cho Trung Quốc. Sau khi những bản vẽ nằm trong tay khách hàng, đã trở nên rõ ràng một điều: Trung Quốc sẽ không mua xe BMP nguyên chiếc nữa. Có được công nghệ mới nhất, họ đem đặt nó lên khung xe của mình.

BMP-3

Đối với việc sản xuất vũ khí nhỏ, tình hình ở đây đơn giản hơn. Nước nhập khẩu trả tiền cho giấy phép, nhận các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật từ người bán, xây dựng nhà máy và với sự hỗ trợ của nhà sản xuất, đưa dây chuyền vào hoạt động. Ví dụ như Việt Nam đã tổ chức xưởng sản xuất súng bắn tỉa 12,7mm OSV-96 theo thiết kế Nga tại Nhà máy quốc phòng Z111. Khẩu súng nặng 13 kg "Vzlomshik" có tầm bắn lên tới hai cây số, có thể phá hủy  xe bọc thép hạng nhẹ, ăng ten radar, thủy lôi và thậm chí khẩu đại pháo. Tuy nhiên…

Việt Nam sẽ sản xuất súng bắn tỉa "Vzlomshik" Nga

"… người Việt chưa thể  thiết kế một khẩu súng như vậy, — tổng biên tập tạp chí "Kalashnikov" Mikhail Degtyarev nói — Nó là đặc quyền của các quốc gia có trường phái chế tạo vũ khí riêng của mình, trong đó có nước Nga. Giai đoạn thiết kế… đó là một loại bí quyết"

Tại một nhà máy của Việt Nam, súng trường Galil của Israel cũng được lắp ráp. Đây chính là súng AK, chỉ được đổi tên gọi. Nga đã đề xuất cho Việt Nam phiên bản AK-100, nhưng phương án Israel là một lựa chọn rẻ hơn. (Và điều này là dễ hiểu: Việt Nam không có nhiều tiền).

Cần lưu ý rằng khẩu súng tự động AK và tất cả các loại súng trường tấn công dựa trên nguyên bản "Kalashnikov" vẫn đang được sản xuất tại Đông Âu (Bulgaria, Ba Lan, Serbia, Hungary, Romania) theo giấy phép của Liên Xô đã hết hạn từ lâu (thực tế là bất hợp pháp vì không được phép của Nga như một quốc gia kế thừa Liên Xô). Các nước "cựu xã hội chủ nghĩa" này không hề cảm thấy xấu hổ khi vẫn tiếp tục sản xuất bất hợp pháp số lượng lớn các thiết bị quân sự và vũ khí theo thiết kế Liên Xô.

AK-47

Nhìn chung mặc dù phải trả giá, việc bán giấy phép sản xuất vũ khí là có lợi cho người xuất khẩu cả về kinh tế và chính trị. Điều này cho phép ảnh hưởng đến thị trường vũ khí khu vực, tạo điều kiện tiên quyết cho việc tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự và sự tin tưởng lẫn nhau. Và nếu nói một cách không ngại ngần, thì quốc gia nào mua được giấy phép sản xuất một lượng lớn vũ khí, ở một chừng mực nào đó, đang tiếp cận "mũi nhọn công nghệ". Và  "mũi kim nhọn " này thực sự hữu ích cho cả đôi bên.

Thảo luận