Đột phá lớn: Việt - Nga cùng sản xuất xe thiết giáp và xe tải hiện đại tại Việt Nam

Tạp chí quốc phòng Janes' (Anh) đưa tin Việt Nam và Nga đã thỏa thuận cấp chính phủ về việc sản xuất xe tải và xe quân sự hiện đại tại Việt Nam và có giành một phần cho xuất khẩu.
Sputnik

"Cần lưu ý rằng theo các thông báo chính thức từ phía Nga, việc liên doanh giữa các công ty Nga và các đối tác Việt Nam nhằm sản xuất xe ô tô tải trên lãnh thổ Việt Nam và một số loại xe chuyên dung".

Bất ngờ: Thợ Việt Nam chế nắp thùng xe tải mở như siêu xe trong Fast & Furious

Thỏa thuận mở đường…

Thỏa thuận liên chính phủ giữa Việt Nam và Nga này đã được ký kết hôm 27/12/2017 ở Hà Nội với nội dung chính là cùng nhau phối hợp sản xuất xe vận tải tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra các nước trong khu vực.

Không chỉ dừng ở việc sản xuất xe tải thương mại, liên doanh này sẽ còn sản xuất cả các loại xe quân sựphục vụ cho mục đích quốc phòng.

Janes cho biết, theo bản thỏa thuận, các nhà chế tạo xe tải hàng đầu của Nga — bao gồm Kamaz và Uaz sẽ chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên của Việt Nam để có thể tự tiến hành sản xuất lắp ráp các dòng xe cũng như cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tại chỗ cho khách hàng.

Hai phía cũng hy vọng sau khi liên doanh đi vào hoạt động, các dòng xe sẽ được xuất khẩu ra các quốc gia Đông Nam Á.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết thỏa thuận này cho phép các nhà chế tạo xe tải Nga có thể thành lập các liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất xe vạn tải, xe đa dụng và những dòng xe chuyên dụng bao gồm cả xe quân sự.

Trước đó, tại Triển lãm Comtrans'17, khi được hỏi về tình hình triển khai liên doanh sản xuất xe tải ở Việt Nam, ông Sergey Kogoghin — Tổng giám đốc điều hành hãng xe Kamaz cho biết: "Về mặt kỹ thuật, chúng tôi đã sẵn sàng". Ông cũng ước tính thị trường xe tải ở Việt Nam vào khoảng 20.000 đầu xe mỗi năm.

Trong năm 2016, Kamaz đã xuất khẩu 1.855 xe tải sang Việt Nam, đưa thị trường này vươn lên đứng thứ 5 trong số các khách hàng nước ngoài của hãng này và gần 1/3 số xe đã được bàn giao cho Quân đội Việt Nam để sử dụng làm phương tiện vận tải hoặc làm khung gầm cho các hệ thống vũ khí trang bị như pháo tự hành, hệ thống chỉ huy điều khiển,…

… cho những dự án lớn

KAMAZ sẽ khởi động liên doanh tại Việt Nam trên cơ sở sản xuất đã có
Kamaz và Uaz là 2 hãng xe tải hàng đầu ở Nga, trong đó thương hiệu Kamaz đã vươn ra tầm thế giới và ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Riêng dòng xe vận tải quân sự, Kamaz được đánh giá rất cao, không chỉ chiếm tới 85% số xe vận tải quân sự cung cấp cho Quân đội Nga mà còn xuất khẩu đi khắp thế giới.

Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, nhu cầu về xe vận tải quân sự đang ngày càng lớn khi mà các chủng loại xe như Zil-130, Zil-131, Gaz-66, Ural-375… bắt đầu trở nên lạc hậu, hoặc đã qua hàng chục năm sử dụng nên xuống cấp nặng khiến công tác đảm bảo kỹ thuật khá khó khăn, cần được thay thế.

Đó là chưa kể định mức tiêu thụ nhiên liệu (xăng) của các dòng xe kể trên là quá lớn chẳng hạn như đối với xe GAZ —66 sử dụng động cơ xăng là 32,5 lít, xe ZIL-131 sử dụng động cơ xăng là 52 lít, xe URAL-375 sử dụng động cơ xăng là 75 lít.

Gần đây, dự án diesel hóa xe vận tải quân sự đã được Bộ Quốc phòng triển khai, đưa một số lớn xe sử dụng động cơ xăng trở lại biên chế với sức sống mới, giải quyết yêu cầu giảm chi phí trong mở niêm, chi phí nhiên liệu, tăng độ tin cậy trong khai thác.

Sau khi được diesel hóa, định mức tiêu thụ nhiên liệu (diesel) của xe GAZ —66 là 18 lít; xe ZIL-131 là 25 lít; xe URAL-375 là 32 lít, chỉ còn bằng khoảng xấp xỉ một nửa so với trước đó.

UAZ Patriot

Lenin và UAZ: còn điều gì thú vị đối với người Việt Nam ở Ulyanovsk?
Tuy nhiên, trước trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, Quân đội Việt Nam cần được trang bị nhiều loại xe vận tải quân sự loại mới, trọng tải lớn đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Các dòng xe tải việt dã nhiều cầu chủ động (4x4, 6x6, 8x8) của Kamaz là một lựa chọn tốt, đặc biệt, nếu được sản xuất trong nước với mức độ nội địa hóa cao, giá thành hợp lý thì sẽ là nguồn cung cấp lý tưởng cho quân đội và thậm chí là xuất khẩu cho quân đội các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, nhu cầu về xe thiết giáp chở quân hạng trung của Việt Nam khá lớn nhằm thay thế các xe BTR-152, BRDM-2 và thậm chí là cả BTR-60PB vốn đã được đưa vào sử dụng từ hàng chục năm trước.

Theo danh mục giới thiệu sản phẩm của Kamaz gần đây họ đã tung ra 2 dòng xe mới rất hiện đại gồm xe thiết giáp KamAZ-63968 Typhoon và Kamaz-63969 Typhoon có thể phù hợp với Quân đội Việt Nam.

Trong đó Kamaz-63969 Typhoon được trang bị tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa, hoàn toàn tự động với súng máy PKT cỡ đạn 7,62x54R. Ngoài ra, nó còn có thể được trang bị súng phóng lựu AGS-30 (hoặc AGS-17) với cự ly xạ kích tới 2.100m.

Hai dòng xe bọc thép này có thể được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau như chỉ huy, trinh sát, trinh sát kỹ thuật, xe cứu thương hoặc xe trinh sát vũ khí sát thương hàng loạt xạ — sinh — hóa (NBC). Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng trong chiến đấu như là xe hỗ trợ hỏa lực, tấn công đặc biệt hoặc hộ tống vũ trang.

Riêng KamAZ-63968 Typhoon đã được Nga đưa sang thử nghiệm ở chiến trường Syria và chứng minh được sự ưu việt của mình và cảng trở nên nổi tiếng khi nó chính là phương tiện duy nhất cứu thoát 29 quân cảnh Nga khỏi vòng vây của hàng nghìn tay súng khủng bố HTS ở phía bắc thành phố Homs, Syria.

Nếu quả thực các dự án này được triển khai thành công thì đây sẽ là một bước đột phá lớn của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, tiến tới tự chủ sản xuất xe vận 

Theo: Jane's, Thời Đại

Thảo luận