Mỹ cố gắng thuyết phục Việt Nam từ bỏ việc mua vũ khí Nga

Moskva (Sputnik) - Mỹ đang cố gắng thuyết phục Việt Nam từ bỏ việc mua vũ khí Nga và chuyển sang vũ khí do Mỹ sản xuất, tờ "Defense News" đưa tin hôm thứ Tư, dẫn nguồn đại diện giấu tên của Bộ Ngoại giao.
Sputnik

"Chúng tôi thuyết phục họ về sự cần thiết phải đa dạng hóa các nhà cung cấp vũ khí trong lịch sử như Nga, và bắt đầu mua vũ khí Mỹ. Trước hết, điều đó tăng cường khả năng quân sự của họ và, thứ hai, góp phần tăng cường quan hệ đối tác với chúng tôi, tương tác giữa các quân đội của chúng tôi", — "Defense News" dẫn lời nhà ngoài giao, là thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ tại Singapore Airshow 2018, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 2.

Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 1 - Hạm đội
Theo ông ta, "Việt Nam rất quan tâm đến việc mở rộng quan hệ đối tác [với Mỹ] trong lĩnh vực an ninh." Nguồn tin cũng nói thêm rằng theo Bộ Thương mại Mỹ, trong giai đoạn 2005-2014, Việt Nam đã tăng ngân sách quân sự của mình gần 400%. Tuy nhiên, Hà Nội không vội vàng mua vũ khí của Mỹ, mặc dù Washington đã dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí từ năm 2016.

Tháng 5 năm ngoái, Hoa Kỳ đã giao cho Việt Nam 6 tàu tuần tra Metal Shark trong khuôn khổ trợ giúp quân sự.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc, James Mattis đã có cuộc gặp ở Hà Nội vào ngày 25/1 với đồng nghiệp Việt Nam Ngô Xuân Lịch. Họ "tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có thỏa thuận "tiếp tục xây dựng khả năng hàng không mẫu hạm "Carl Vinson" thăm Đà Nẵng vào tháng 3 2018".

Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 2 - Hàng không
Trước khi thăm triển lãm hàng không Singapore Airshow 2018, Tina Kaidanow, Phó Trợ lý chính của Ngoại trưởng về chính trị-quân sự đã ghé Việt Nam để thảo luận về hợp tác chính trị giữa Mỹ và Việt Nam và sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Trong cuộc trò chuyện với các phóng viên hôm thứ Hai, bà Tina Kaidanow nói rằng cá quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam đang được cải thiện, và nói về mong muốn tăng số lượng hợp đồng quốc phòng giữa hai nước.

Cần lưu ý rằng Việt Nam là một trong những khách hàng mua vũ khí Nga lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, các hợp đồng trị giá hơn 4,5 tỷ USD đã được ký kết.

Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 3 - Vũ khí lục quân
Mặc dù vậy, theo ý kiến Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu của Trường Nghiên cứu Quốc tế mang tên S. Rajaratnam (S. Rajaratnam School of International Studies), chuyên về các vấn đề hải quân Đông Nam Á, Việt Nam di chuyển ra khỏi việc mua vũ khí của Nga, nghiêng về mua của Israel.

Đồng thời, theo chuyên gia, các cố gắng để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực an ninh quốc phòng có thể kích động phản ứng tiêu cực từ phía những người vẫn còn nhớ cuộc chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, dựa vào Hoa Kỳ trong các vấn đề vũ khí là không đáng tin cậy và nguy hiểm, bởi vì bất cứ lúc nào chính quyền Mỹ cũng có thể chấm dứt việc nước đối tác tiếp cận với vũ khí của Mỹ do vấn đề nhân quyền, ông Lean nói.

Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế Viện Lowy cho rằng Việt Nam có thể mua máy bay F-16, đồng thời ông cho rằng, có khả năng, một số công nghệ của Mỹ, như máy bay P-3 chẳng hạn, vẫn còn quá phức tạp và tốn kém đối với quân lính Việt Nam.

Thảo luận