Hàng không quân sự
Điều đầu tiên cần đề cập đến là máy bay trực thăng, từ lâu đã chứng minh vai trò quan trọng trong các cuộc giao tranh ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và rừng núi, cũng như hiệu quả chiến đấu cao trên biển.
Trong năm qua, một phái đoàn cao cấp của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đến thăm Nhà máy Trực thăng Kazan. Khách hàng đặc biệt quan tâm đến Mi-17V5, phiên bản mới nhất của dòng máy bay trực thăng thương hiệu "Mi" "tám". Đây là trực thăng vận tải hạng trung tốt nhất thế giới hiện nay. Được áp dụng nhiều giải pháp công nghệ hiện đại "kỹ thuật số" và động cơ phức tạp cho phép nó bay vào ban đêm, trong thời tiết xấu, "leo" lên tầm cao 6000 mét và chuyên chở đến 36 người lính (24 trên phiên bản cũ) hoặc 5 tấn hàng hóa.
Vâng, và MI-17V5 được trang bị không tồi: tại 4 hoặc thậm chí 6 móc treo bên ngoài có thể lắp súng tự động 23mm, tên lửa có và không có điều khiển. Điều này cho phép máy bay trực thăng thực hiện thành công các nhiệm vụ vận chuyển và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đặc biệt. Và, quan trọng nhất, không cần thiết phải đào tạo lại các phi công Mi-8 và Mi-17 những phiên bản trước đó cho việc điều khiển "V5". Không có sự khác biệt cơ bản trong kỹ thuật lái so với các máy bay đời trước.
Không có gì bí mật trong việc trực thăng tấn công MI-24A vẫn còn nằm trong trang bị của Không quân VNA đã lỗi thời và cần thay thế. Tại triển lãm quốc tế lần thứ 14 LIMA-2017 tại Malaysia, đại diện Việt Nam đã làm quen với trực thăng tấn công — trinh sát hiện đại dự án Ka-52 "Alligator". Rất có thể sớm hay muộn máy bay này hoặc đối thủ của nó — trực thăng theo kết cấu cổ điển Mi-28NE "Night Hunter" sẽ bổ sung vào đội bay của Không quân Việt Nam.
Tất nhiên, sự lựa chọn cuối cùng nằm ở phía Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia Nga về tác chiến trên không, Đại Tá Makar Aksenenko (chuyên viên — phi công máy bay trực thăng chiến đấu) trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã dành ưu tiên cho loại "Ka":
"Ka-52 phù hợp hơn khi sử dụng ở khu vực nhiệt đới nóng ẩm, rừng nhiệt đới, rừng núi, mà điều kiện thời tiết có những thay đổi mạnh mẽ theo mùa, cũng như vùng ven bờ biển. Trực thăng họ Ka-52 với vũ khí mạnh mẽ có thể không chỉ cung cấp hỗ trợ từ trên không cho các lực lượng mặt đất, mà còn hoạt động trong phòng thủ cơ động, và cũng có thể làm việc trên mặt nước. Đặc biệt — biến thể "biển" của Ka-52K "Katran", thích nghi tốt nhất với khí hậu ẩm ướt, khả năng phát hiện mục tiêu tốt, được trang bị tên lửa chống tàu.
Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng trong phòng thủ, chống đổ bộ bờ biển. Và ở đây chính trực thăng "Katran" sẽ trở thành một phương tiện không thể thiếu chống lại các tàu, thuyền đổ bộ, tàu mang trực thăng hạng nặng của đối phương. Việc có trong trang bị loại máy bay sẽ cho phép bộ chỉ huy Việt Nam giải quyết toàn bộ nhiệm vụ, về nguyên tắc được đặt ra cho đội bay trực thăng chiến đấu."
Đối với máy bay tiêm kích, theo các phương tiện truyền thông, mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy khi vận hành máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 và Su-30MK2, Việt Nam cũng chú ý nghiêm túc tới những biến thể hiện đại hơn: Su-30m2 và Su-35 (thế hệ 4 ++) và ngay cả đối với "tổ hợp hàng không quân sự thế hệ thứ năm" Su-57.
Su-30M2 là phiên bản "nội bộ" của máy bay chiến đấu dành cho Lực lượng hàng không — vũ trụ Nga, không được phép xuất khẩu. Tiềm năng xuất khẩu của máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ 5 còn quá sớm để nói trước; trong năm tới, mới chỉ bắt đầu xuất hiện trong Không quân Nga với một số lượng rất nhỏ. Không phải ngẫu nhiên, tại triển lãm hàng không Paris Airshow-2017,Tổng giám đốc "Rosoboronexport" Alexander Mikheyev nói với các phóng Nga trong tương lai gần sẽ không xuất khẩu các vũ khí trang bị mới nhất, kể cả máy bay thế hệ thứ năm.
Nhưng Su-35 thì được phép xuất khẩu. Trong số những khách hàng đã mua — có Trung Quốc và Indônêxia, được quan tâm đến bỏi Malaysia, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Vì vậy, Việt Nam cũng có cơ hội thực sự trang bị cho không quân của mình máy bay chiến đấu mạnh nhất, có hầu hết các thông số gần xấp xỉ thế hệ thứ 5. Theo nhiều chuyên gia, các máy bay chiến đấu hiện đại phương Tây không nên tham gia không chiến với Su-35 trong một cuộc "cận chiến" — cần đến sự cơ động.
Nhưng sắm sửa máy bay chiến đấu hiện đại chỉ là "một nửa của vấn đề". Cần phải đào tạo huấn luyện phi công. Do đó, phải có "công cụ học tập" hiện đại. Đầu năm 2017 tại Việt Nam đã có cuộc hội thảo, tại đó đã công bố kế hoạch thành lập một trung tâm đào tạo phi công máy bay siêu thanh. Dành cho đào tạo, Việt Nam quan tâm tới máy bay huấn luyện cận âm: Yak-130 (Nga) và L-39 thế hệ mới (Czech). Tuy nhiên, máy bay của Cộng hòa Czech, kể cả phiên bản mới nhất, không thể là một phương tiện huấn luyện phi công máy bay chiến đấu hiện đại. Nó chỉ có một động cơ, điện tử hàng không không có sự tương thích với hệ thống điện tử hiện đại (Su-30, Su-35, MiG-35). Về phần mình, Yak-130 được chế tạo trên cơ sở các yếu tố hiện đại, được thiết kế để chuẩn bị cho các phi công tương lai điều khiển các phương tiện chiến đấu hiện đại, mà không làm khấu hao quá mức những máy bay này, chuyên gia hàng không Makar Aksenenko cho biết:
"Điều đó nằm trong cấu trúc máy bay, trong hệ thống điện tử và điều khiển. Trên đó có thể "mô phỏng"các loại máy bay khác nhau. Trong chuyến bay thực tế trên Yak-130 có thể bất chước việc điều khiển một chiếc máy bay loại khác. Yak-130 có thể được trang bị một loạt vũ khí hàng không hiện đại, cho phép trên một chiếc máy bay cùng một lúc đào tạo phi công vừa bay và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Việt Nam cần một phương tiện huấn luyện càng gần càng tốt với máy bay siêu âm. Khả năng của chiếc Yak-130 cận âm cho phép mô phỏng tính năng hành vi" của máy bay "siêu âm". Đặc biệt "siêu âm" — chế độ bay chiến đấu được sử dụng không thường xuyên ngay cả trên các máy bay chiến đấu hiện đại. Do đó, Nga Yak-130 là một lựa chọn tốt cho phía Việt Nam, "- ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Đánh giá theo tin đưa trên một số phương tiện truyền thông Việt Nam (báo điện tử Đất Việt, báo "Quân Đội Nhân Dân», báo "Phòng không — Không quân», phía Việt Nam đã đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Trường Sĩ quan không quân đang gấp rút triển khai kế hoạch đưa Yak-130 vào trong biên chế trang bị nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo phi công quân sự sao cho phù hợp với tình hình mới — theo Đất Việt.
(Còn nữa…)