Việt Nam: "Quan tham" đã gây tổn thương lớn cho Đảng, nhà nước và đồng bào

Ông Trương Minh Hoàng: “Khi so sánh số bị can, bị cáo, số tiền họ gây thất thoát, tham nhũng với số cơn bão đi qua, bà con mất nhà, mất đất... mới thấy đau đớn".
Sputnik

Nhiều đại gia, quan chức kéo nhau hầu tòa

Năm Đinh Dậu (2017) khép lại, ghi nhận công tác phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực. Nhiều đại án được đưa ra xét xử, gây chú ý dư luận bởi những con số kỷ lục, số tiền tham nhũng, thất thoát, số bị can, bị cáo lớn phải hầu tòa.

Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam có thể tiến đến ranh giới nào?

Cũng trong năm 2017, chứng kiến cảnh các bị cáo nguyên là cán bộ cao cấp, cán bộ nhà nước, quan chức bị hầu tòa.

Ấn tượng nhất phải kể đến đại án kinh tế tại Oceanbank xét xử bị cáo Hà Văn Thắm và đồng phạm vào (tháng 8 — tháng 9 năm 2017) khi có tới 727 người được triệu tập tham gia tố tụng.

Đây là con số kỷ lục về lượng người tham gia tố tụng được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội triệu tập từ trước đến nay. Phiên tòa có tới 50 luật sư tham gia bào chữa và 51 bị cáo bị đưa ra xét xử.

Số tiền vì hành vi chi lãi ngoài của các bị cáo Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank), Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) cùng nhiều đối tượng đã gây thất thoát cho Ocean bank hơn 1.576 tỷ đồng.

Nguyễn Xuân Sơn được dẫn đến phòng xử sáng nay 29.9.

Cũng liên quan đến ngân hàng, vụ xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm về hành vi "cố ý làm trái qui định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 1 và tháng 2 năm 2018 cũng cho thấy số lượng bị cáo phải ra hầu tòa là rất lớn.

Đã có 46 bị cáo hầu tòa gồm, Phạm Công Danh nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam, Trầm Bê nguyên Phó Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và nhiều cấp dưới.

Ông Phạm Công Danh tại tòa

Vụ Đinh La Thăng: Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam khác biệt với Trung Quốc
Trong vụ án này có tới 70 luật sư tham gia bào chữa bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Hội đồng xét xử triệu tập gần 200 người và đơn vị tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ông Danh và đồng phạm bị cáo buộc thực hiện nhiều hành vi sai phạm gây thất thoát hơn 6.000 tỉ đồng trong quá trình điều hành Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng Việt Nam  giai đoạn 2013-2014.

Trong giai đoạn 1, Phạm Công Danh và 14 bị cáo khác đã bị cơ quan tố tụng xác định gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng và bị tuyên phạt 30 năm tù.

Còn bị cáo Trầm Bê bị cáo buộc có mối quan hệ quen biết với Danh.

Danh đã được Trầm Bê giúp sức trong việc rút tiền của Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam thông qua việc gửi tiền của ngân hàng này vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập gây thiệt hại cho Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam hơn 1.800 tỉ đồng.

Nhắc tới các đại án trong năm Đinh Dậu — 2017, không thể không đề cập đến vụ "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam được xét xử trong  tháng 1/2018.

Vu án này đã thu hút sự chú ý của dư luận vì những bị cáo bị đưa ra xét xử là những nhân vật quan chức có ảnh hưởng lớn.

Nói lời sau cùng vào sáng 17/1, ông Đinh La Thăng một lần nước xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và xin nhận trách nhiệm thay cấp dưới vi phạm không vì mục đích tư lợi.

Trong đó, ông Đinh La Thăng nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam là những cá nhân đã được báo chí đề cập nhiều nhất trong năm qua.

Ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Ngoài hai nhân vật trên, vụ án còn đưa 20 bị cáo khác ra tòa, trong đó có nhiều cựu chủ tịch, phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và cán bộ chủ chốt trong tập đoàn.

Các đại án được đưa ra xét xử trong năm Đinh Dậu còn phải kể đến vụ án xét xử bà Châu Thị Thu Nga nguyên Đại biểu Quốc hội;

Vụ án xét xử Giang Kim Đạt nguyên quyền trưởng phòng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vận tải viễn dương Vinashin — Vinashinlines…

Không dừng lại ở đó, theo số liệu thống kê trong năm 2017 đã có 17.159 vụ xâm phạm trật tự về quản lý kinh tế được phát hiện, xử lý, nhiều hơn 336 vụ so với 2016 và có 185 vụ về tham nhũng, chức vụ được khám phá.

Phải lên án mạnh mẽ hơn nữa để răn đe

Lòng dân - thế nước và thông điệp chỉnh đốn Đảng của Tổng bí thư
Trên đây là những con số thuyết phục cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng đấu tranh chống tội phạm kinh tế, tội phạm có chức quyền đang diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ.

Bình luận về những con số bị can, bị cáo, số tiền tham nhũng, số tiền gây thất thoát trong các vụ án lớn được đưa ra xét xử trong năm qua, ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: "Tôi cho rằng, những con số này rất chua xót.

Trong điều kiện hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, điều kiện học hành của các em học sinh, điều kiện đi lại của bà con còn vất vả thì không thể chấp nhận một vài cá nhân tham nhũng rồi giàu lên kếch xù.

Cần phải lên án mạnh mẽ hơn nữa và phải xử lý nghiêm hơn nữa, sớm hơn nữa để kịp thời thu hồi đến mức tối đa tài sản tham nhũng và để răn đe".

Ông Trương Minh Hoàng còn cho rằng: "Khi so sánh những con số bị can bị cáo và số tiền họ gây thất thoát, tham nhũng lớn với số cơn bão đi qua, bà con mất nhà, mất đất, số trường học bị hư hỏng mới thấy đau đớn.

Việc nhiều bị can, bị cáo giữ các trọng trách quan trọng vướng vào lao lý trong các vụ án kinh tế đặt bên cạnh nhiều em bé không có trường học, bị bệnh họa ở vùng sâu, vùng xa, không có thuốc để trị, nhiều gia đình có hoàn cảnh đói nghèo chỉ toàn ăn rau chấm mối… mới thấy được sự bất công.

Hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, Đảng viên nêu trên đã làm tổn hại đến Đảng, nhà nước, tổn thương lên đồng bào".

Bình luận thêm về các con số, đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng nhấn mạnh rằng: "Từ đồng tiền tham nhũng, các cá nhân này ăn chơi, chi tiêu vô bổ trong khi đó bao nhiêu bà con đồng bào của mình còn khó khăn tôi cho rằng cần lên án mạnh mẽ hơn nữa.

Có như vậy, các vụ việc tương tự nó mới giảm đến mức tối đa".

Đồng quan điểm, Luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên hàm Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho cho rằng: "Qua các con số bị can, bị cáo, số tiền thất thoát trong các vụ đại án, số dự án bị thua lỗ cho thấy rằng, công tác kiểm tra, giám sát các năm trước đây chưa được tốt.

Nếu làm tốt không có chuyện đó.

Luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên hàm Vụ trưởng Vụ 1 Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng

13 dự án thua lỗ nghìn tỉ, tại sao có việc ấy, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, trách nhiệm của các cơ quan chủ quản đến đâu mà để xảy ra những vụ việc như vậy?".

Ông Phan Xuân Xiểm nhấn mạnh: "Phải nói rằng, mất cán bộ cũng xót xa, mất tiền của nhân dân cũng xót xa.

Nhiều người đói không có ăn, áo không có mặc, nhà không có ở mà lại có loại tham nhũng như vậy cần thiết phải được trừng trị và lên án mạnh mẽ".

Theo vị chuyên gia này: "Những con số trên trong các vụ đại án đã để lại cho chúng ta những bài học. 

Như Bác Hồ nói, 9/10 khuyết điểm do thiếu kiểm tra giám sát. Bác Hồ cũng từng nói, phải lựa chọn cán bộ, người đi kiểm tra có phẩm chất chính trị, bản lĩnh".

Nguồn: GDVN

Thảo luận