Lý do nào khiến đô đốc Mỹ quan ngại tên lửa siêu thanh Trung Quốc

Phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang tụt hậu về vũ khí siêu thanh so với Trung Quốc.
Sputnik

Theo ông Harris, Mỹ cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để khắc phục tình trạng này. Các tên lửa siêu thanh của Trung Quốc nguy hiểm đến mức nào? Tại sao đô đốc Harris nhấn mạnh vai trò của vũ khí siêu thanh? Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin viết:

Tàu Mỹ thăm Việt Nam và phản ứng bất thường của Trung Quốc
Tuyên bố của đô đốc Harris nên được xem xét trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa công bố Chiến lược Quốc phòng mới, văn kiện xem xét Trung Quốc và Nga là hai đối thủ chính của Mỹ. Tuy nhiên, không có cơ sở để khẳng định rằng, Trung Quốc và Nga sẽ vượt trước Mỹ và sớm cung cấp cho quân đội các mẫu đầu tiên của vũ khí siêu thanh. Nga đang thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon. Nói về Trung Quốc, xét theo mọi việc, mẫu vũ khí siêu thanh đầu tiên của họ sẽ là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17 có gắn thiết bị siêu thanh mới. Mặt khác, Mỹ cũng tiếp tục thử nghiệm rất tích cực nguyên mẫu tên lửa X-51A Waverider với khả năng bay tốc độ siêu thanh.

Ngoài ra, như được biết, kể từ đầu những năm 1990, Mỹ đã triển khai số lượng lớn nhất các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực siêu thanh, đã tiến hành rất nhiều cuộc thử nghiệm vì mục đích này, bao gồm việc phát triển hệ thống tấn công nhanh toàn cầu (Prompt Global Strike — PGS) cho phép giáng những đòn công kích chính xác để tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu bằng vũ khí siêu thanh.

Ý nghĩa của việc Trung Quốc trang bị máy bay cảnh báo tầm xa?
Ông Harris nhấn mạnh, Mỹ cần phải đẩy nhanh việc tạo ra vũ khí siêu thanh tấn công và hệ thống bảo vệ nước Mỹ trước vũ khí siêu thanh của đối phương. Nhiệm vụ thứ nhất đang được giải quyết, nhưng, nhiệm vụ thứ hai có vẻ là chưa thể giải quyết được. Cơ quan phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ chi hàng chục triệu đô la mỗi năm để thực hiện các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng của Hoa Kỳ chống lại ngay cả các tên lửa đạn đạo có tốc độ tương tự như tên lửa siêu thanh, nhưng, có đường bay đơn giản hơn, vẫn bị hạn chế.

Những cuộc diễn tập diệt mục tiêu đạn đạo mô tả tên lửa tầm trung bằng hệ thống phòng thủ tên lửa thường thất bại. Để tạo ra một hệ thống đáng tin cậy bảo vệ trước tên lửa siêu thanh cần phải sử dụng các công nghệ mới, ví dụ, vũ khí laser và pháo điện từ.

"Sản phẩm mới" của hạm đội tàu sân bay thế giới
Có lẽ, trong lĩnh vực pháo điện từ, Trung Quốc có cơ hội vượt lên trước. Mỹ đã đình chỉ chương trình chế tạo pháo điện từ cho hải quân, trong khi Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới cài đặt nguyên mẫu pháo điện từ trên một con tàu và bắt đầu các thử nghiệm có khả năng diễn ra trên biển. Tuy nhiên, phải mất thời gian dài để phát triển công nghệ này và sử dụng nó trong các hoạt động chiến đấu. Chỉ có các tàu chiến với động cơ điện được thiết kế đặc biệt mới có thể sử dụng nó, ngoài ra, phải mất nhiều thời gian để tạo ra viên đạn đặc biệt và hệ thống kiểm soát hỏa lực thích hợp.

Tuyên bố của đô đốc Harris chỉ là một nỗ lực mới thường được sử dụng ở Hoa Kỳ để tăng thêm chi phí cho ngành công nghiệp quốc phòng núp dưới danh nghĩa "bảo vệ nước Mỹ khỏi thách thức từ các nước khác". Có chú ý đến việc Bắc Kinh đang tăng cường sực mạnh quân sự, các tướng lĩnh "diều hâu" ở Washington sẽ ngày càng thường xuyên nhắc đến các chương trình quốc phòng của Trung Quốc.

Thảo luận