Theo ông Harris, Mỹ cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để khắc phục tình trạng này. Các tên lửa siêu thanh của Trung Quốc nguy hiểm đến mức nào? Tại sao đô đốc Harris nhấn mạnh vai trò của vũ khí siêu thanh? Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin viết:
Ngoài ra, như được biết, kể từ đầu những năm 1990, Mỹ đã triển khai số lượng lớn nhất các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực siêu thanh, đã tiến hành rất nhiều cuộc thử nghiệm vì mục đích này, bao gồm việc phát triển hệ thống tấn công nhanh toàn cầu (Prompt Global Strike — PGS) cho phép giáng những đòn công kích chính xác để tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu bằng vũ khí siêu thanh.
Những cuộc diễn tập diệt mục tiêu đạn đạo mô tả tên lửa tầm trung bằng hệ thống phòng thủ tên lửa thường thất bại. Để tạo ra một hệ thống đáng tin cậy bảo vệ trước tên lửa siêu thanh cần phải sử dụng các công nghệ mới, ví dụ, vũ khí laser và pháo điện từ.
Tuyên bố của đô đốc Harris chỉ là một nỗ lực mới thường được sử dụng ở Hoa Kỳ để tăng thêm chi phí cho ngành công nghiệp quốc phòng núp dưới danh nghĩa "bảo vệ nước Mỹ khỏi thách thức từ các nước khác". Có chú ý đến việc Bắc Kinh đang tăng cường sực mạnh quân sự, các tướng lĩnh "diều hâu" ở Washington sẽ ngày càng thường xuyên nhắc đến các chương trình quốc phòng của Trung Quốc.