Ngày 1/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng thông báo trên mạng twitter lên tiếng bảo vệ ngành công nghiệp thép và nhôm của nước này do đã trải qua hàng thập kỷ suy giảm do thương mại không công bằng và các chính sách bất lợi với các nước khác.
Ông Trump khẳng định, nước Mỹ không thể thiếu công nghiệp thép. Và để bảo vệ cho các doanh nghiệp nội cũng như người lao động Mỹ trong ngành này, Tổng thống
Sau thông tin nói trên, thị trường chứng khoán toàn cầu (đặc biệt là châu Á) giảm mạnh với lo ngại phản ứng từ các đối tác thương mại của Mỹ sẽ gây ra một cuộc chiến thương mại. Và tất nhiên, tại những nước đối tác của Mỹ, những cổ phiếu "hứng đòn" đầu tiên là cổ phiếu thép.
Riêng thị trường chứng khoán Việt Nam, phải đến phiên 5/3, những tác động này mới thể hiện rõ nét. Theo đó, trong phiên hôm qua, cổ phiếu ngành thép lao dốc mạnh. Dẫn đầu đà giảm giá của nhóm cổ phiếu này chính là HPG của Hoà Phát.
Đóng cửa phiên hôm qua, HPG nằm sàn và ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm qua: giảm 4.600 đồng tương ứng 6,94% còn 61.700 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 4/3, cổ phiếu ngành thép đã có dấu hiệu giảm giá trước tuyên bố tăng thuế nhập khẩu thép từ phía Mỹ.
Sau hai phiên giảm, vốn hoá thị trường của Hoà Phát "bốc hơi" 7.584 tỷ đồng, ở mức 93.591 tỷ đồng chốt phiên 5/3. Trong đó, riêng vợ chồng ông Trần Đình Long, bà Vũ Thị Hiền mất khoảng 2.460 tỷ đồng tài sản cổ phiếu.
Cổ phiếu HSG của Hoa Sen hai phiên 4,5/3 giảm tổng cộng 1.500 đồng, qua đó khiến vốn hoá thị trường của tập đoàn này cũng sụt tới 525 tỷ đồng còn 8.190 tỷ đồng. Vốn hoá của Thép Nam Kim giảm 273 tỷ đồng xuống 4.225 tỷ đồng..
Sáng nay, thị trường tiếp tục có sự giằng co mạnh, cổ phiếu thép có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn rủi ro. HPG tăng nhẹ 400 đồng, HSG tăng 800 đồng, POM tăng 300 đồng… còn NKG vẫn giảm 400 đồng, SMC giảm 200 đồng…
Theo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt, dựa trên năng lực tiêu thụ của các nhà máy tôn thép nội địa nói chung và tỷ trọng của thị trường Mỹ trong cơ cấu xuất khẩu, việc áp thuế sẽ không ảnh hưởng quá tiêu cực lên các nhà xuất khẩu thép niêm yết.
Thậm chí, VDSC còn cho rằng, việc Mỹ đánh thuế nhập khẩu cho thép Trung Quốc có thể là tin vui và là động lực cho sự phát triển theo chiều sâu của ngành thép nội địa.
Nguồn: Dân Trí