Trung Quốc sẽ đáp trả cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ

Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể gây ra thảm hoạ tài chính toàn cầu. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan đã tuyên bố như vậy.
Sputnik

Theo lời ông, Trung Quốc sẽ không phát động chiến tranh thương mại, ngược lại, nước này tiếp tục cố gắng thiết lập cuộc đối thoại với Washington. Tuy nhiên, trong trường hợp chiến tranh là không thể tránh khỏi, Trung Quốc có thể đương đầu với bất kỳ thách thức nào và sẽ quyết tâm bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Việc áp thuế của Mỹ có thể thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển
Lời tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh đánh thuế 25% vào thép nhập khẩu và 10% vào nhôm nhập khẩu. Các quy tắc này áp dụng cho tất cả các nước ngoại trừ Mexico và Canada — hai nước tham gia vào hiệp định tự do thương mại NAFTA. Song, trong chiến dịch vận động bầu cử Donald Trump đã nói rằng, thỏa thuận này không công bằng đối với Hoa Kỳ và ông sẽ tìm cách xem xét lại hiệp định NAFTA. Vì thế, trong loại trừ khả năng trong tương lai các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hai nước láng giềng gần nhất của Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump giải thích rằng, quyết định này đã được thông qua để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ, và tạo việc làm mới trong các ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, kết quả có thể khác với mong muốn. Thuế nhập khẩu nhôm và thép có thể khiến nền kinh tế Hoa Kỳ phải chi khoảng 9 tỷ USD mỗi năm. Điều này được chứng minh bằng các tính toán của tổ chức phi lợi nhuận Tax Foundation phân tích chính sách tài chính. Ví dụ, theo ước tính của họ, năm 2017 Hoa Kỳ đã nhập khẩu tổng cộng 29 tỷ USD các sản phẩm thép. Nếu mức thuế 25% được áp dụng cho khối lượng này thì tổng số thuế đối với các sản phẩm này sẽ là 7,3 tỷ đô la. Đối với nhôm, tổng số thuế sẽ là 1,7 tỷ đô la, theo Tax Foundation. Kết quả là, những người tiêu dùng các sản phẩm này phải chịu gánh nặng thuế 9 tỷ đô la, Tax Foundation lưu ý.

Mỹ sẽ chặn thép và nhôm nhập khẩu từ Việt Nam?
Trong bài phát biểu về việc áp mức thuế nhập khẩu, ông Trump đã chỉ ra rằng, Trung Quốc "chơi không đẹp" trong thương mại quốc tế. Đồng thời, rất có thể, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại ít nhất do áp thuế cao. Trong tổng khối lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc, Mỹ chiếm ít hơn 10%. Tuy nhiên, tình trạng này tạo ra tiền lệ cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tất cả các nước tham gia vào thương mại quốc tế. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Huang Weiping, Giáo sư kinh tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói.

"Từ quan điểm thương mại, vấn đề chính không phải là mối đe dọa đối với dòng chảy tài chính trong trường hợp bùng phát cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, bởi vì cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là hai nền kinh tế lớn và trong quan hệ thương mại song phương có mức thặng dư lớn của Trung Quốc với Mỹ. Nhưng, tình huống này tạo ra một tiền lệ nguy hiểm khi quan hệ thương mại giữa hai nước được thực hiện không phải theo nguyên tắc tự do thương mại, mà theo nguyên tắc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại nhau. Vì vậy, trong tương lai bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tự ý áp dụng bất kỳ lệnh trừng phạt nào. Rồi toàn bộ trật tự thương mại thế giới như một toàn thể sẽ bị phá hủy. Kết quả này là tồi tệ nhất có thể. Cần phải hiểu rằng, thiết lập các quy tắc trò chơi luôn là một nhiệm vụ khó khăn, còn phá hủy tất cả mọi thứ, trái lại, không phải là khó khăn. Nói về quan hệ Trung-Mỹ,  Trung Quốc không muốn vi phạm các quy tắc của trò chơi. Còn Mỹ trái lại, đang phấn đấu cho điều này."

Đòn giáng của Hoa Kỳ: Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung ảnh hưởng đến Việt Nam
Trung Quốc có thể áp dụng những biện pháp trả đũa nào, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trung Shan không nói cụ thể. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã phản ứng cụ thể hơn. Ví dụ, Liên minh châu Âu đang cân nhắc áp mức thuế quan 25% đối với xe máy, tàu thuyền, quần jean, mỹ phẩm, áo thun, bourbon, nước cam, ngô của Mỹ,và cũng có thể đưa vụ kiện ra WTO. Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko, Nhật Bản cũng dự kiến ​​sẽ đưa vụ kiện tương tự ra WTO.

Donald Trump rất lo ngại về thặng dư mậu dịch khổng lồ với Trung Quốc. Vào tháng Giêng, mức thặng dư đã lên đến mức cao nhất kể từ năm 2008 — 56,6 tỷ đô la. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan đề xuất một giải pháp cho vấn đề này. Theo ông, nếu Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ giảm 35%.

Hiệp hội Thép Việt Nam muốn kiện Mỹ ra WTO vì ông Trump
Tuy nhiên, xét theo mọi việc, Washington sẽ không chấp nhận đề xuất đó. Gần đây, không chỉ Mỹ mà còn những nước khác thể hiện sự lo ngại trước việc Trung Quốc có thể  lên vị trí cao trong lĩnh vực công nghệ, và do đó, cố gắng không cho phép chuyển giao các công nghệ cao cho Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn các thỏa thuận lớn về việc những công ty Hoa Kỳ hợp với đối tác Trung Quốc dưới cái cớ bảo vệ an ninh quốc gia.

Một giải pháp phù hợp hơn cho chính quyền Trump để giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân có thể là gia tăng cung cấp cho Trung Quốc các sản phẩm như xe hơi và máy bay, cũng như nguyên liệu — khí đốt và các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp đáp trả  - hạn chế nhập khẩu các sản phẩm này. Trong trường hợp này, sớm hay muộn các cuộc tranh chấp sẽ lâm vào chỗ bế tắc, và các bên sẽ có thể tiếp tục đàm phán để giải quyết những mâu thuẫn thương mại.

Thảo luận