"Khéo léo tung hứng các sự kiện, lượm lặt trên các mạng xã hội những lý thuyết ngông cuồng nhất và công bố làm như có thật, các cấu trúc tuyên truyền phương Tây cố gắng hết sức để phá hoại niềm tin đối với cuộc bỏ phiếu của chúng ta. Cùng lúc đó họ không ngại phô trương thái độ thiếu tôn trọng mang tính hệ thống với nền dân chủ Nga và các cử tri Nga, phủ nhận khả năng chủ động đưa ra quyết định cũng như thực hiện lựa chọn đúng đắn của nhân dân Nga", — Bộ Ngoại giao Nga nhận xét trong tuyên bố đăng trên Facebook.
Chẳng hạn, cơ quan ngoại giao Nga lưu ý, báo Đan Mạch Politiken ngày 15 tháng Ba đăng bài "Người Nga bị đe dọa và dụ dỗ đến các trạm bỏ phiếu". Theo giả thiết của tờ báo này, các cử tri đi bầu cử tại Liên bang Nga bị kiểm soát bằng cách sử dụng những công nghệ hiện đại nhất — từ ứng dụng điện thoại di động tới các mạng xã hội.
"Nói về sự mệt mỏi vì chính sách quốc gia: theo thông tin của Ủy ban bầu cử trung ương kết quả xử lý 99,84% phiếu, tại các trạm bầu cử ngày 18 tháng Ba đã tiếp nhận 73.370.000 người, trong đó khoảng 400.000 người bỏ phiếu ở nước ngoài. Tỷ lệ cử tri đi bầu là 67,47%", — Bộ Ngoại giao Nga dẫn chứng.
Tờ báo Đức Bild số ra ngày 17 tháng Ba (một ngày trước cuộc bầu cử ở Nga!) ấn hành bài viết dưới dòng tít in đậm: "Bild chúc mừng ông Vladimir Putin về chiến thắng trong cuộc bầu cử", trong đó đưa ra giải đáp ngắn ngủi và không cụ thể "cho những câu hỏi quan trọng nhất về cuộc bầu cử Tổng thống thứ tư dành riêng cho Vladimir Putin".
"Theo ý tưởng của tác giả, rõ ràng, đến cuối bài viết người đọc cần hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự công bằng của luận đề mà báo công bố ngay ở phần đầu bài: "Ở Nga đang diễn ra cuộc bầu cử và người chiến thắng không thể là ai khác ngoài Vladimir Putin", — Bộ Ngoại giao Nga nhận xét.
"Vấn đề cử tri Nga cũng khiến cả Ban Nga ngữ của hãng phát thanh truyền hình BBC lo lắng: hết lần này đến lần khác xuất hiện những thông báo về "sự ép buộc" người dân Nga đi bỏ phiếu. Trong bài viết công bố ngày 18 tháng Ba nhan đề "Cả ngày được tự do: tại sao người Nga đi bỏ phiếu từ sáng sớm", các tác giả Anh loay hoay tìm hiểu lý do vì sao tăng mạnh tỷ lệ cử tri bỏ phiếu vào những giờ buổi sáng. Trong tương quan đó, họ viện dẫn ý kiến của nhà chính trị học Valentin Bianchi, giải thích rằng cử tri Nga đi bầu đông đảo vào buổi sáng là "kết quả của biện pháp huy động hành chính", — Bộ Ngoại giao Nga trích dẫn.
Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý đến báo Anh The Guardian, tờ báo mà trong bối cảnh "vụ đầu độc" Sergei Skripal đã xuất bản loạt tranh châm biếm, mô tả ông Vladimir Putin dưới dạng một con nhện độc màu đỏ máu với ngôi sao đỏ trên trán, vươn những cái chân nghều ngòao ôm lấy Trái đất.
"Chúng tôi có lời khuyên với cả tác giả lẫn "chuyên gia" rằng, nếu họ có bằng chứng thực tế kèm theo lời khẳng định này, hãy nhanh chóng đưa khiếu nại tương ứng cho Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga. Còn nếu không, tất cả những kết luận lớn tiếng kia đều chỉ thuộc loại tuyên truyền vô căn cứ vô giá trị", — thông báo của Bộ Ngoại giao nhắn nhủ.
Cơ quan đối ngoại của Nga cũng nói đến một bài viết "nổi bật trên nền chung", bộc lộ "thái độ vô liêm sỉ đặc biệt và thủ đoạn tinh vi xâm nhập vào không gian bầu cử Nga".
"Ban Nga ngữ của Deutsche Welle công bố bài báo với tít "Năm chiến lược hành vi phản đối trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga". Công nhiên phô bày thái độ thiếu tôn trọng rõ ràng với pháp luật Nga, Deutsche Welle trên thực tế đã chỉ dẫn cách thể hiện sự bất mãn đối với hệ thống Nhà nước hiện hành, trong đó có thủ tục bầu cử. "Chúng tôi cho rằng loại ấn phẩm này trắng trợn vi phạm đạo đức báo chí và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia", — Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
"Trong tương quan đó, những muốn nhắc nhở rằng, năm 2017, từ ngân sách Liên bang Đức đã phân bổ tài trợ cho chương trình phát thanh, truyền hình và Internet của Deutsche Welle khoản kinh phí 325 triệu euro, như báo cáo trên trang web của Chính phủ Liên bang Đức. Mọi người hãy tự rút ra kết luận", — Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.