Lương tâm ông Đinh La Thăng day dứt

Đinh La Thăng: 'Bị cáo rất day dứt'...
Sputnik

Sáng 24/3, phiên xử sơ thẩm vụ án Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ khi góp vốn vào ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) diễn ra muộn hơn thường lệ. Trong lúc chờ VKS đối đáp lại quan điểm của các bị cáo và luật sư, ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐTV PVN) trò chuyện khá thoải mái với những người có mặt tại tòa.

Đại án Đinh La Thăng: Vì sao cấp trên phải "chăm sóc" chu đáo cho cấp dưới?

VKS: 'Đáng lẽ bị cáo phải chỉ đạo thoái vốn tại PVN'

8h35, đại diện VKSND Hà Nội đối đáp quan điểm của luật sư Phan Trung Hoài cho rằng HĐQT Tập đoàn Dầu khí biết và thống nhất cho thân chủ ông là Đinh La Thăng ký hợp đồng thỏa thuận góp vốn. Theo nữ kiểm sát viên, chỉ có Nguyễn Xuân Sơn (Trưởng ban trù bị ngân hàng Hồng Việt) và Nguyễn Ngọc Sự (Phó tổng giám đốc PVN) biết về việc thỏa thuận góp vốn nhưng hai người này không phải thành viên HĐQT.

Thỏa thuận được Chủ tịch PVN với Oceanbank ký kết ngày 18/9/2008 nhưng các thành viên HĐQT chỉ biết tại cuộc họp diễn ra sau đó gần 2 tuần. Khi bị kiểm tra, theo đại diện cơ quan công tố, bị cáo Thăng nhờ 3 thành viên HĐQT PVN xác nhận việc đã bàn bạc, giao ông thực hiện ký thỏa thuận. Tại cơ quan điều tra, khi chưa bị khởi tố, ông Đinh La Thăng đã đưa những tài liệu này nhằm hợp thức hóa nhưng bị phát hiện.

Về việc nhiều luật sư cho rằng các bị cáo không cố ý làm trái, không cố ý thực hiện hành vi dẫn đến việc PVN mất 800 tỷ, đại diện VKS cho rằng cáo trạng đã nêu rõ hành vi, chứng cứ thể hiện các bị cáo làm trái. Kết quả điều tra tại tòa đã chứng minh điều này nên VKS không cần nhắc lại chi tiết.

Theo nữ kiểm sát viên, hành vi làm trái của bị cáo Thăng và đồng phạm được thể hiện qua việc ký thỏa thuận góp vốn với Oceanbank không thông qua HĐQT, góp vốn 400 tỷ (lần 1) khi chưa có ý kiến của Thủ tướng, không thực hiện yêu cầu Bộ Tài chính và ký nghị quyết tăng vốn góp 100 tỷ vi phạm Luật Tổ chức tín dụng 2010.

Ông Đinh La Thăng: 'Tôi hoàn toàn trong sạch'
Trước việc một số bị cáo nói rằng làm sai do không biết luật, VKSND Hà Nội cho rằng đó là nhận thức cá nhân của các cựu cán bộ ngành dầu khí. "Điều kiện được Thủ tướng bổ nhiệm HĐTV buộc phải biết pháp luật. Luật không loại trừ trường hợp vi phạm do không biết luật".

Trong phần đối đáp, đại diện cơ quan công tố cũng bác bỏ quan điểm luật sư, bị cáo trong vụ án cho rằng văn bản của Bộ Tài chính yêu cầu PVN báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank để tránh rủi ro khi đầu tư mang tính chất khuyến cáo. Theo VKS, nội dung văn bản nêu rõ chủ thể là PVN phải thực hiện các yêu cầu đã nêu và báo cáo lại. "Đây là công văn yêu cầu, không phải công văn khuyến cáo như các bị cáo nhận thức".

VKS cũng đưa ra luận cứ chứng minh việc vốn lần góp 3 (100 tỷ) vào Oceanbank dù được cơ quan nhà nước phê duyệt nhưng vi phạm quy định hiện hành. Thời điểm đó, Luật tổ chức tín dụng có hiệu lực trước đó 5 tháng nhưng PVN vẫn ban hành nghị quyết tăng vốn, duy trì tỷ lệ vốn góp 20%, trong khi Luật Tổ chức tín dụng quy định không quá 15%.

Nữ kiểm sát viên cũng cho rằng nhận thức PVN đang nắm 20% cổ phần Oceanbank nên không thể ký quyết định giao người đại diện phần vốn 15% là không phù hợp pháp luật. Cơ quan công tố giải thích khi tập đoàn giao người quản lý phần vốn sở hữu 15% tại Oceanbank phải hiểu lý do tại sao, đồng thời có giải quyết với 5% còn lại. "Đáng lẽ bị cáo phải chỉ đạo thoái vốn tại PVN", đại diện VKS nói.

Ngân hàng Nhà nước mua Oceanbank 0 đồng có lợi cho cổ đông

Ông Đinh La Thăng khẳng định có sự đồng ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trong phần tranh luận, nhiều luật sư, bị cáo đề cập đến tính đúng đắn của quyết định mua Oceanbank với giá 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước. Theo VKSND Hà Nội, quyết định mua bắt buộc Oceanbank với giá 0 đồng đến nay còn nguyên giá trị pháp luật, xuất phát từ thực trạng kinh doanh của Oceanbank trước nhu cầu an ninh tài chính. Với chức năng quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Oceanbank là đòi hỏi tất yếu.

Trước ý kiến cho rằng giá mua 0 đồng là không hợp lệ, VKS cho rằng việc mua đã được định giá khi Oceanbank âm vốn sở hữu 2,5 lần. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cổ đông nộp tiền nhưng họ không có khả năng thực hiện.

"Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá đồng là lợi cho các cổ đông, nhà nước gánh hậu quả nợ cũng như phát sinh khác", nữ kiểm sát viên cho biết đến thời điểm này, không có căn cứ bác bỏ việc được việc mua 0 đồng. Vì vậy ý kiến các luật sư và bị cáo đưa ra là không có cơ sở.

VKS cũng dành thời gian đối đáp quan điểm của bị cáo cho rằng đầu tư vào Oceanbank là có hiệu quả thông qua việc chia cổ tức. Số tiền thiệt hại 800 tỷ không quan hệ biện chứng với các bị cáo, chỉ xảy ra khi Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc Oceanbank với giá 0 đồng. Viện kiểm sát chia sẻ, hiểu rõ các khó khăn về kinh doanh của tập đoàn lớn như PVN. Tuy nhiên, hậu quả rủi ro sẽ được loại trừ trách nhiệm khi có hành vi làm trái. Với các bị cáo là lãnh đạo có trách nhiệm bảo toàn phần vốn nhưng có hành vi vi phạm pháp luật từ khi quyết định đầu tư thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Các bị cáo trong vụ án.

Về quan hệ biện chứng giữa các bị cáo với số tiền thiệt hại, nữ kiểm sát viên cho rằng HĐQT PVN không có cơ chế kiểm tra giám sát riêng người đại diện vốn, chỉ căn cứ báo cáo tài chính hàng năm. Kết luận thanh tra chỉ ra rằng báo cáo tài chính của Oceanbank không phản ánh đúng bản chất kinh doanh của ngân hàng này. 

Sau Nguyễn Xuân Sơn, PVN cử nhiều cán bộ sang điều hành Oceanbank nhưng vẫn duy trì các vi phạm.

"Hành vi đầu tư và hậu quả có nhân quả chặt chẽ", đại diện VKS nói.

Đinh La Thăng: 'Bị cáo không vì cá nhân'

Vụ ông Thăng: Ông Hà Văn Thắm phát biểu gây sốc tại tòa
Ngay sau khi VKS kết thúc nội dung đối đáp, bị cáo Đinh La Thăng bước lên bục khai báo. Xuất hiện tại tòa hôm nay, ông Thăng mặc áo sơ mi màu xanh, mang theo tập tài liệu.

Đối đáp lại quan điểm của VKS, bị cáo Thăng nói trong vụ án này, ông mong muốn sự thật khách quan được làm sáng tỏ. Minh chứng cho lời bào chữa của bản thân, cựu Chủ tịch PVN khẳng định trước khi PVN góp vốn vào Oceanbank, chủ trương giải quyết những hệ quả của Ngân hàng Hồng Việt bắt buộc phải thực hiện.

Về việc ký biên bản thỏa thuận đồng ý chủ trương góp vốn, bị cáo sinh năm 1960 nói không nhất thiết phải có đủ chữ ký của tất cả thành viên HĐTV, bởi trong các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định nào về điều này.
"Quy kết bị cáo đã chỉ đạo, ở đây bị cáo chỉ đạo vì PVN chứ không vì cá nhân", bị cáo Thăng phân trần và khẳng định, thời điểm nghị quyết góp vốn lần 3 được thông qua, ông ta đi vắng và đã ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Xuân Thắng.

Theo lời bào chữa của cựu Chủ tịch PVN, người được ủy quyền có thẩm quyền ký toàn bộ nghị quyết trong thời gian đó.

"Bị cáo rất day dứt về việc các thành viên HĐTV bị quy kết là đồng phạm", ông Thăng nói và kết thúc đối đáp.

Theo: Zing

Thảo luận