Những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam tự hào về cái gì

Chiến tranh Việt Nam và quá trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam, quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ và Cuba, những vấn đề của ngành du lịch Việt Nam và những thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.
Sputnik

Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Thất bại ở Việt Nam: bài học mà Hoa Kỳ vẫn chưa rút ra được
Tuần qua trên báo chí Mỹ xuất hiện rất nhiều bài viết liên quan đến Việt Nam nói về những cựu chiến binh của cuộc chiến tranh đó. Đây không phải là tình cờ. Ngày 29 tháng 3 tại Hoa Kỳ là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam. Các tờ báo đều nói về các hoạt động vinh danh những quân nhân từng phục vụ chính quy trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ tại Việt Nam 50 năm trước đây, cũng như về những thay đổi trong thái độ đối với những người này ở Hoa Kỳ. Khi họ trở về nước sau chiến tranh, nhiều cựu chiến binh đã e ngại mặc quân phục. Và bây giờ sự tham gia của họ trong cuộc chiến tranh ở phía bên kia đại dương là niềm tự hào, bởi vì họ "đã liều mạng sống của mình để bảo vệ nước Mỹ và quyền tự do của Hoa Kỳ", Sunbury Daily Itemviết. Làm thế nào có thể bảo vệ quyền tự do của đất nước mình bằng cách tiêu diệt phụ nữ và trẻ em, bằng cách rải chất độc da cam trên một nửa lãnh thổ Việt Nam, thả xuống Việt Nam hàng triệu tấn bom — nhiều hơn trong suốt Thế chiến II? Nguyên nhân thật sự của chiến tranh được tiết lộ trong bài báo trên tờ New York Times. Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson đã tin chắc rằng, nếu Việt Nam trở thành một nước cộng sản, thì chẳng bao lâu sau toàn bộ khu vực Đông Nam Á cũng sẽ trở thành cộng sản. Điều đó sẽ khuyến khích những đối thủ của Mỹ, và những người này sẽ sớm phát động cuộc chiến tàn bạo ở nơi khác. Sự lo ngại vô căn cứ của ông đã được xác nhận ngay cả trong báo cáo của CIA dài 33 trang được trình lên Tổng thống Johnson. Nhưng, Tổng thống không muốn nghe. Ông ta không muốn trở thành nhà lãnh đạo thua trận trong chiến tranh Việt Nam. Do đó, cuộc chiến tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người Mỹ và hàng trăm nghìn người Việt Nam. Cái nhìn khác của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam được giới thiệu tại cuộc triển lãm vừa được khai mạc tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh của TP Hồ Chí Minh, Progressive.org cho biết. Ở đây nói về những cựu chiến binh Mỹ đã khởi xướng phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ. "Điều quan trọng là phải tôn trọng những người lính đã nói" không" với chiến tranh, và điều quan trọng là thuyết phục những người trẻ trên toàn thế giới về việc: sự kháng cự của họ có thể dẫn đến thắng lợi. Hôm nay chúng ta chịu trách nhiệm về tất cả những người bị đau khổ do lỗi của chúng ta", bài báo trích dẫn lời tuyên bố của người Mỹ bảo trợ dự án triển lãm.

Tờ The Interpreter có bài viết về quá trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng, Việt Nam tập trung đầu tư vào Hải quân và Không quân, trong khi các quân chủng khác cũng cần phải được cập nhật.

Truyền thông nước ngoài: Việt Nam không có ý định cùng với Mỹ chống lại Trung Quốc

Giờ đây quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng. Nhưng, hiện có 2 vấn đề lớn gây phức tạp cho mối quan hệ giữa hai nước, tờ The Business Times nhận xét. Đây là thâm hụt thương mại song phương lên đến 32 tỷ USD và việc Mỹ gây ra trở ngại lớn cho lĩnh vực xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Nếu hai vấn đề này không được giải quyết đầy đủ và kịp thời, thì có thể trì hoãn việc ký kết Hiệp định Đầu tư Song phương, và hoãn lại việc Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Tờ báo Cuba Granma cho biết rằng, ngày nay quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba là một tấm gương mẫu mực trong quan hệ quốc tế. Việt Nam là một ví dụ đầy ấn tượng về tăng trưởng kinh tế, nước này giúp Cuba tiến lên trên con đường cải cách thị trường và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Ngành du lịch đang trở thành một trong những động lực của nền kinh tế Việt Nam. Trong số 10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017, Việt Nam đứng thứ 6. Tuy nhiên, tờ Jakarta Post lưu ý,  ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với sự cần thiết phải thực hiện những cải cách để đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, Việt Nam bị xếp hạng thấp ở chất lượng hạ tầng du lịch (hạng 113) trên tổng số 136.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Raul Castro Ruz
Việt Nam cần khẩn trương đề xuất phương án mở rộng các sân bay hiện có và xây dựng những sân bay mới. Các chuyên gia Pháp sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này. Forbes viết về sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Những công ty thực phẩm và bán lẻ của Hàn Quốc đang rời Trung Quốc chuyển đến Việt Nam, bởi vì môi trường kinh doanh trên thị trường đông dân nhất trên thế giới là phức tạp hơn, ngoài ra có những căng thẳng trong quan hệ song phương với Trung Quốc, theo VnExpress International. Tờ báo điện tử này thông báo về một vấn đề mới trong lĩnh vực giao thông vận tải. Việc Grab mua lại toàn bộ Uber Đông Nam Á, đối thủ cạnh tranh chính của họ, sẽ làm giảm sự cạnh tranh và đẩy giá cước lên cao. Dịch vụ giá rẻ mà những khách hàng người Việt đã sử dụng có thể trở nên đắt hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh dịch vụ taxi chất lượng thấp.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng thông tin từ thế giới thể thao. Đội tuyển nữ Việt Nam đã đạt được thành tích lớn trong các giải đấu bóng đá nữ trong khu vực, theo trang web FIFA.com.

Chúng tôi chúc mừng các vận động viên Việt Nam và chúc họ tiếp tục giành được những thành tích mới!

Thảo luận