Vũ khí nguồn gốc Ý trong biên chế Hải quân Việt Nam

Trên những con tàu tuần tra cũng như tàu chiến được phía Mỹ, Hàn Quốc cung cấp cho Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam có hai loại vũ khí rất đặc biệt.
Sputnik

Nếu như trước kia Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam chỉ sử dụng các loại pháo hạm có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga như AK-176M, AK-630M, AK-230 hay 2M-3 để đồng bộ với các loại khí tài dẫn bắn thì mới đây, nhờ được tiếp nhận những con tàu đã qua sử dụng mà chúng ta có cơ hội tiếp xúc với những loại vũ khí rất mới lạ, đáng chú ý hơn chúng đều có xuất xứ Italia.

Bộ 3 lá chắn tên lửa bờ Việt Nam khai hỏa (Video)

Đầu tiên là khẩu pháo chính Oto Melara Compact cỡ nòng 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (L/62) lắp đặt trên tàu tuần tra CSB 8020 cùng tàu hộ vệ săn ngầm 18 lớp Pohang.

Oto Melarda 72/62 là mẫu pháo hạm phổ biến nhất thế giới hiện nay, đang được khoảng 60 quốc gia trên thế giới sử dụng, nó thường được tích hợp cho chiến hạm cỡ từ 1.000 tấn đến khoảng 3.000 tấn.

Vũ khí này ra đời từ năm 1963, nó tương thích cỡ đạn 76 x 636 mmR trọng lượng 12,5 kg. Pháo có góc xoay ngang 360o, góc nâng hạ từ —15o cho tới +85o, tốc độ bắn 85 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 915 m/s.

Pháo hạm Oto Melara Compact đang nhả đạn

Đầu đạn nổ phá mảnh tiêu chuẩn cỡ 76mm nặng 6,3 kg, đạt tới tầm xa 16 km, tầm bắn hiệu quả 8 km đối với mục tiêu mặt nước hoặc 8 km với máy bay. Pháo được kiểm soát bắn thông qua radar điều khiển hỏa lực của tàu.

Dựa trên phiên bản Compact, năm 1985 biến thể Oto Melara Super Rapid đã ra đời với tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, biến thể cao cấp nhất của dòng pháo này mang tên Strales chính thức được giới thiệu vào năm 2004.

Cảnh sát biển Việt Nam sẽ có không quân riêng?
Tiếp theo, trên tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang số hiệu 18 còn có một vũ khí khác đó là ụ pháo cao xạ Nobong 40 mm, đây thực chất chính là phiên bản do Hàn Quốc sản xuất dựa trên thiết kế hệ thống phòng thủ tầm cực gần DARDO cũng do hai công ty Oto Melara và Breda của Italia sản xuất.

Tổ hợp CIWS này được tích hợp 2 nòng pháo Bofors cỡ 40 mm với nòng dài gấp 70 lần đường kính (L/70). Pháo Nobong/DARDO có góc phương vị 360o, góc tà từ —13o cho tới +85o, tốc độ bắn 300 phát/phút/nòng, cơ số đạn dự trữ 736 viên.

Pháo hạm Oto Melara Compact đang nhả đạn

Đạn nổ phá mảnh tiêu chuẩn (HE) có trọng lượng 4,05 kg bắn đi từ khẩu DARDO vươn tới tầm xa 8.700 m trong khi tầm bắn hiệu quả là 4.000 m, nó cũng được dẫn bắn thông qua radar kiểm soát hỏa lực của tàu.

Hiện nay hệ thống DARDO đã có phiên bản nâng cấp Fast Forty, tốc độ bắn được nâng lên 450 phát/phút/nòng, mặc dù đã nhanh cấp rưỡi nhưng vẫn quá nhỏ bé khi đặt cạnh các hệ thống CIWS khác có nhịp bắn lên tới 4.000 — 5.000 phát/phút.

Tuy rằng tính năng không có gì nổi trội so với các loại pháo hạm của Nga mà Hải quân Việt Nam vẫn đang sử dụng, nhưng đây có thể xem là tiền đề giúp chúng ta từng bước làm quen và tiến tới đa dạng hóa trang bị thông qua việc tiếp xúc với vũ khí có nguồn gốc phương Tây (mà cụ thể ở đây là gốc Italia).

Nếu trong tương lai Việt Nam nối lại chương trình đóng mới tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814 thì kinh nghiệm vận hành hai loại pháo này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều khi sử dụng phiên bản Oto Melard Super Rapid tiên tiến hơn.

Theo: Thời Đại

Thảo luận