Biển Đông

Biển Đông: lời nói của Bắc Kinh không đi đôi với việc làm

Trong ba tháng đầu năm nay, nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt 23,8 ngàn tỷ đồng, vượt 30% so với kế hoạch quý I/2018 đề ra.
Sputnik

Các đơn vị thành viên của PVN xứng đáng với lời khen ngợi cao nhất, đặc biệt là sự thành công này đã đạt được trong điều kiện rất khó khăn, như báo cáo của Petrovietnam đã nêu. Đó là giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, và tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến khó lường. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn. Tất cả điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện kế hoạch khai thác dầu ở Việt Nam.

Trung Quốc ngoại giao khôn khéo với Việt Nam trong bối cảnh mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ

Gần đây, trong thời gian chuyến thăm Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói về tình hình Biển Đông và tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ một số hòn đảo. Tại các cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam, với Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Vương Nghị đã tuyên bố rằng, tất cả các tranh chấp cần được giải quyết một cách thận trọng, cố gắng tìm ra phương pháp cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên biển.

"Nhìn chung, những lời nói của Bộ trưởng Trung Quốc là rất thân thiện, thể hiện chủ trương hợp tác xây dựng", — chuyên gia Andrei Karneev, Phó Giám đốc Viện châu Á và châu Phi Đại học Tổng hợp Matxcơva (MGU), nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Vấn đề Biển Đông đang được giải quyết mà không cần Mỹ
Đồng nghiệp của ông, chuyên gia Grigory Lokshin, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Viễn Đông của Nga, không thể đồng ý hoàn toàn với ý kiến này.

Trong tuyên bố của Bộ trưởng Vương Nghị không có gì mới mẻ — ông Lokshin nói, — đây là chính sách "ngoại giao nụ cười" của Bắc Kinh nhằm phát triển quyền lực mềm. Dù có sự khác biệt lớn giữa Trung Quốc và Việt Nam về quy mô và quyền lực, về mặt địa lý hai nước này phải cùng tồn tại. Trung Quốc là đối tác kinh tế chính của Việt Nam, là nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất, mà nếu không có nguyên liệu này ngành công nghiệp Việt Nam sẽ bị đình trệ. Mặt khác, Việt Nam là một thị trường khổng lồ của Trung Quốc, và chắc là Bắc Kinh không muốn mất thị trường này.  Ở đây nói về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, và đây là đặc điểm chính của mối quan hệ Việt — Trung. Do đó tại các cuộc gặp chính thức ở cấp cao nhất hai bên đều thể hiện tình cảm hữu nghị.

Tuy nhiên, những lời nói của các nhà chức trách Trung Quốc không đi đôi với những hành động cụ thể, — chuyên gia Nga khẳng định. — Ở đây trước hết nói về các vấn đề Biển Đông.

Việt Nam không muốn leo thang căng thẳng với Trung Quốc trước thềm các hội nghị ASEAN

Ông Lokshin nói tiếp, Bắc Kinh vẫn không từ bỏ ý định thiết lập sự kiểm soát trên Biển Đông. Điều đó đã được khẳng định tại Đại hội gần đây nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chứng tỏ về điều đó là việc Trung Quốc quân sự hoá các đảo nhân tạo, và gây áp lực lên PVN. Mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ lực nếu PVN không hủy hợp đồng với công ty Tây Ban Nha về khai thác dầu khí ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa. Việt Nam phải nhượng bộ. Bây giờ câu chuyện năm ngoái với công ty Tây Ban Nha được lặp lại. Vài ngày trước chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Vương Nghị, dưới sức ép từ phía Trung Quốc, Việt Nam đã huỷ hợp đồng trao cho công ty Tây Ban Nha quyền tiến hành các công việc chung với PetroVietnam ở vùng biển khác.  

Vì vậy, trong phần cuối báo cáo của PVN, sau những thông tin về kết quả công việc thành công trong quý I, họ lưu ý rằng, kết quả khai thác dầu trong nước cả năm 2018 có thể sẽ không mấy sáng sủa.

Thảo luận