Đòn sốc cho Mỹ: Đặc công Việt Nam tập kích xóa sổ căn cứ siêu bí mật của Hoa Kỳ

Dựa vào các tài liệu giải mật của Lầu Năm Góc, tác giả Sébastien Roblin một nhà nghiên cứu thuộc đại học Georgetown đã viết về trận đánh của đặc công trên đỉnh Pa Thí của Lào triệt hạ trung tâm radar, làm suy yếu chiến lược không kích của Mỹ tại Việt Nam và Lào, National Interest thuật lại.
Sputnik

50 năm trước vào 12.3.1968, một căn cứ quân sự siêu bí mật trên một đỉnh núi tại Lào đã bị một nhóm đặc công tinh nhuệ của Việt Nam diệt gọn. Chỉ có 6 trong 18 nhân viên CIA và phi công có vị trí ở một tiền đồn phía xa là sống sót trong sự kiện được giấu nhẹm trong suốt 3 thập kỷ. Đó là bởi vì quân đội Mỹ đã hoạt động trái phép trên đất Lào.

Ký ức của người lính đặc công Việt Nam “một chọi mười” từng được báo tử

Đất nước này đã bị tàn phá trong cuộc nội chiến giữa những người cực hữu theo chủ nghĩa bảo hoàng với đảng Pathet Lào được Việt Nam ủng hộ. Khi đó, Việt Nam cũng chi viện và hành quân vào miền Nam thông qua đường mòn Hồ Chí Minh (có một phần đi qua lãnh thổ nước Lào). Năm 1962, Washington, Hà Nội và các đảng phái Lào đã ký kết một hiệp định hòa bình trong đó các lực lượng quân sự nước ngoài nhất trí rút quân ra khỏi lãnh thổ nước Lào.

Nhưng tại Lào, Mỹ tiếp tục tăng viện trợ quân sự cho phe bảo hoàng và thực tế bắt đầu thực hiện một chiến dịch đánh bom bí mật trên diện rộng được gọi là Chiến dịch không kích Ống xoắn. Các máy bay tại miền Nam Việt Nam và Thái Lan bay tới Lào để thưục hiện nhiệm vụ. Đồng thời các nhà thầu quân sự tư nhân của CIA và những "công ty hàng không" như Air America có các chuyến bay theo dõi và vận chuyển từ các căn cứ tại Lào.

Kinh nghiệm xương máu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
CIA cũng tuyển mộ những người dân tộc địa phương để đánh du kích bộ đội Pathet Lào. CIA cũng thiết lập một căn cứ trên vách đá dốc đứng của núi Pa Thí — một đỉnh núi thiêng của người Mông tạo ra một vị trí chiến lược gần biên giới Việt Nam. Căn cứ này là một trong nhiều căn cứ được đặt mã hiệu là "Lima" tại Lào để tạo điều kiện cho những cuộc không vận cho các lực lượng đồng minh của Mỹ. Cơ sở chính được đặt trên độ cao 1.700m được bao quanh bởi các vách đá. Có một con đường dốc xuống tới một bãi đáp dài 700m được sử dụng để luân chuyển nhân viên và cung cấp hậu cần với những chuyến bay hàng tuần bằng máy bay trực thăng CH-3 của phi đội trực thăng số 20 thuộc không lực Mỹ.

 Hè năm 1966, không quân Mỹ quyết định trang bị cho căn cứ hệ thống radar chiến thuật TACAN bằng cách triển khai hệ thống phát điện và một bộ thu phát tín hiệu. Thời tiền GPS, TACAN giúp cho các máy bay dò tìm mục tiêu, đặc biệt là bay trong điều kiện có tầm quan sát hạn chế hay bay đêm (hệ thống theo dõi bằng sóng radio đầu tiên là Knickebein được phát triển bởi phát xít Đức với mục đích nâng cao độ chính xác những cuộc đánh bom đêm tại Anh). Vào năm 1967, hệ thống này được nâng cấp với ăngten TSQ-81 và hệ thống đánh bom từ xa cho phép căn cứ điều khiển các cuộc đánh bom từ xa của Mỹ.

Chiến tranh Việt Nam - bài học chưa thuộc cho chính quyền Mỹ
Hà Nội chỉ cách căn cứ Lima 85 khoảng 217km về phía đông bắc vì thế căn cứ bí mật này có thể điều khiển chính xác các cuộc đánh bom vào thủ đô Việt Nam. Những cuộc tấn công có thể bằng bất cứ loại máy bay nào từ những chiếc F-105 tới B-52 nên căn cứ này là một địa điểm chết chóc. Chỉ trong 6 tháng, Lima 85 đã chỉ huy khoảng từ 25 tới 55% các cuộc tấn công vào những mục tiêu tại miền bắc Việt Nam và Lào.

Vì thái tử Lào Souvana từ chối cho Mỹ hiện diện quân sự tại Lào nên các binh sĩ thuộc không lực Mỹ trước khi được triển khai tới Lima phải ký đơn tạm thời giải ngũ khỏi quân đội Mỹ, một trò khôi hài được đặt tên là "tắm cho cừu". Những nhân viên kỹ thuật này được coi như là không có vũ khí dù họ được trang bị đầy đủ những loại vũ khí nhỏ. Nhưng an ninh của căn cứ được bảo đảm bởi một tiểu đoàn quân người địa phương do CIA chỉ đạo và lực lượng quân cảnh biên giới Thái Lan triển khai xung quanh căn cứ trên núi.

Báo Trung Quốc bình luận về võ thuật Đặc công Việt Nam
Căn cứ Lima 85 được giữ bí mật với công chúng Mỹ nhưng sự hiện diện và mục đích của nó không phải là bí mật với bộ đội Pathet Lào và Việt Nam. Những trinh sát đã thăm dò khả năng phòng thủ của căn cứ vào tháng 12.1967. Vào ngày 12.1.1968, phía Mỹ thông tin rằng Việt Nam điều 4 chiếc máy bay vận chuyển 2 tầng cánh Antonov-2 tấn công Lima 85 bằng súng 57mm và súng cối 120mm về phía cửa phụ tiêu diệt 4 lính địch. Một chiếc trực thăng Mỹ UH-1 được tung ra để ngăn chặn những chiếc máy bay vận chuyển vốn bay rất chậm…

Sau đó, căn cứ bị bắn bằng pháo cao xạ vào ngày 30.1. Tiếp theo đó vào 18.2, một nhóm 18 lính địa phương đã mai phục một tốp trinh sát pháo binh đối phương gần ngọn núi và tìm thấy kế hoạch tấn công căn cứ. Những lãnh đạo quân đội Mỹ biết căn cứ đã bị bao vây bởi một lực lượng mạnh hơn và sẽ bị tấn công nhưng sự hỗ trợ của hệ thống radar TACAN có giá trị đến mức ông đại sứ William Sullivan từ chối di tản căn cứ. Không thể triển khai việc phòng thủ thích hợp, những nhân viên kỹ thuật tại đây bắt đầu triển khai hàng trăm cuộc không kích vào những nhóm quân sự gần đó để bảo vệ vị trí của họ.   

Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (Ảnh)
Ngày 22.1, những lính đặc công tinh nhuệ thuộc tiểu đoàn đặc công 41 của Việt Nam đã trèo lên những vách đá dựng đứng tưởng như không thể vượt qua tại phía bắc của đỉnh Pa Thí mà không bị phát hiện và phát hiện ra những con đường thâm nhập dễ dàng nhất. Vào đầu tháng 3, trung đội 33 người dưới sự chỉ huy của trung úy Trương Mực đã tập hợp gần ngọn núi cùng với 9 công binh. Nhóm đặc công được trang bị AK-74, súng cạcbin SKS, thuốc nổ, lựu đạn cầm tay và 3 khẩu súng phóng lựu.  

Ngày 11.3, vào lúc 6h tối một đợt pháo kích đã giúp dọn mìn và đảm bảo an toàn cho những tuyến thâm nhập của đặc công Việt Nam vào Lima 85. Vài giờ sau, bộ đội thuộc trung đoàn 766 và Pathet Lào tấn công vào quân địch ở thung lũng xung quanh núi. Cuối cùng gần 9h tối, trung đội của trung úy Trương Mực đã trèo lên vách đá, chia làm 5 nhóm khác nhau để tấn công theo nhiều hướng. 

Nhóm 1 và 2 tập trung tại trung tâm chỉ huy, nhóm 3 và 4 sẽ chiếm các thiết bị của TACAN và khu vực hạ cánh, nhóm 5 dự bị sẵn sàng. Các nhân viên căn cứ đã thông tin về vụ pháo kích nhưng đại sứ Sullivan quyết định không di tản trừ phi cuộc tấn công trở nên quá mạnh. Chỉ tới 8h sáng hôm sau ông mới điều trực thăng và hỗ trợ không quân để giúp các nhân viên tại căn cứ thoát ra.   

Cuộc tấn công kéo dài. Bộ đội đặc công theo chỉ huy của trung úy Trương Mực đã thâm nhập vào 3h sáng hôm đó và hạ các lính ở vị trí canh gác và phá hệ thống TSQ-81 cùng máy phát điện bằng súng phóng lựu. Khi chỉ huy căn cứ thiếu tá Clarence Barton và nhiều nhân vân kỹ thuật của không lực Mỹ xô ra để xem xét tình huống, họ đã bị đặc công Việt Nam hạ gục.

Đặc công Việt Nam

Thứ “vũ khí” bất ngờ khiến lính Mỹ “thê thảm” trong chiến tranh Việt Nam
Tới 4h sáng, 3 nhóm đặc công đã chiếm được tất cả các mục tiêu. Trung úy Trương Mực đã ra lệnh lấy một số thiết bị và quăng chúng qua vách đá. Chỉ có nhóm 4 bị buộc phải từ bỏ mục tiêu do không thể đánh bật 2 nhóm trung đội và một đội pháo binh được triển khai tại khu vực hạ cánh. Những lính Mỹ đã trốn tới rìa bên kia vách đá nơi họ bị mai phục bằng lựu đạn và những vũ khí hạng nhẹ. Lính Mỹ đánh trả bằng súng trường đồng thời cố gắng gọi hỗ trợ không kích vào vị trí phía trên nơi họ trốn. 

Cuối cùng vào lúc bình minh, những chiếc trực thăng được bảo vệ bởi máy bay chiến đấu A-1 Skyraider đã đột kích vào ngọn núi. Quân Mỹ được chỉ huy bởi 2 nhân viên CIA và hỗ trợ của máy bay chiến đấu đã tấn công dữ dội hòng đánh bật nhóm đặc công ra khỏi khu vực đặt radar TACAN. Mặc dù, nhóm đặc công vẫn chiếm giữ được khu vực nhưng các tiếng ồn đã gây xao nhãng khiến 5 nhân viên không lực và 2 điệp viên CIA đào thoát. Lực lượng đặc công đã nắm quyền kiểm soát Pa Thí và sau đó một nhóm quân người Lào tấn công hòng chiếm lại căn cứ.  

Cuộc tập kích của đặc công Việt Nam dưới sự chỉ huy của trung úy Trương Mực vào Lima 85 đã làm suy yếu chiến lược không kích của Mỹ vào Việt Nam và Lào. Theo nhiều nguồn tin, trung đội đặc công chỉ mất 1 lính và đã tiêu diệt được ít nhất là 42 lính Thái, lính địa phương và khoảng 1 tá lính Mỹ. Nhưng cuộc chiến được giữ kín trong nhiều năm do sự cần thiết phải giữ bí mật về đường mòn Hồ Chí Minh và Mỹ lại cần đánh bom con đường trên đất Lào một cách bí mật.  

​Thượng sĩ Richard Etchberger có mặt tại Pa Thí. 

Vì sao Mỹ thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam?
Cuộc chiến leo thang vào thời chính quyền tổng thống Nixon và đã lộ ra khi Lầu Năm Góc giải mật các giấy tờ. Tính trung bình Mỹ đã ném xuống đầu mỗi người Lào 1 tấn bom, cho tới khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975.

Mãi tới 33 năm sau, người Mỹ mới chính thức biết tới cuộc chiến tại căn cứ bí mật. Đầu những năm 2000, những cựu binh Việt Nam cũng giúp quân đội Mỹ tìm lại hài cốt của những người lính Mỹ đã tử thương trên vách núi.

Nhắc lại cuộc chiến tại Lima 85 sẽ không giúp chữa lành vết thương quá khứ nhưng nó giúp tổng kết những sai lầm và đưa ra bài học kinh nghiệm để tránh lặp lại chúng trong tương lai.     

Theo: National Interest, Viettimes

Thảo luận