Mỗi tuần trên các phương tiện truyền thông nước ngoài đều có nhiều bài viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Có thông tin về lễ vinh danh các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại các tiểu bang Hoa Kỳ và hồi ký của những cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Tờ báo The New York Times giới thiệu với bạn đọc một bộ ảnh chụp Việt Nam vào những năm 60 và phản ánh lịch sử của cuộc chiến tranh đó. Có tin về việc Tổng thống Donald Trump ký dự luật chỉ định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam. Bài đăng trên tờ The National Interest dưới tiêu đề hấp dẫn "Nhật Bản là nguyên nhân thực sự quân Mỹ thất bại ở Việt Nam » đã thu hút sự chú ý lớn nhất. Nếu Nhật Bản không lật đổ chính quyền thực dân Pháp, nếu Pháp có thể phân bổ nguồn lực lớn hơn cho Đông Nam Á, thì chắc là Việt Minh không giành được chiến thắng và Mỹ không cần phải tiến hành một cuộc chiến tranh dẫn đến thất bại tại chiến trường Việt Nam. Đây là kết luận đáng ngạc nhiên của tác giả bài báo.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại trong quý đầu năm nay, và nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm là Samsung Electronics giảm số lượng sản phẩm sản xuất trong nước, Bloomberg viết. Vào tháng Mười năm ngoái, công ty đã thông qua quyết định tạm dừng dây chuyền sản xuất Galaxy Note 7. Kết quả là khối lượng sản phẩm Samsung xuất khẩu từ Việt Nam đã giảm 10,7%, và điều này đã ảnh hưởng đến các chỉ số khác, bởi vì các sản phẩm Samsung chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vì thế trong 3 tháng đầu năm 2017, GDP của Việt Nam đã tăng 5,1% thay vì 6,25% như dự kiến. Trong ngành khai thác khoáng sản cũng ghi nhận sự suy thoái do những yếu tố khác nhau, mà trong bảng xếp hạng về đóng góp ngân sách ngành khoáng sản đứng thứ tư. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lạc quan và dự đoán rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Ngành du lịch cũng đóng góp lớn vào ngân sách. Hơn 3,2 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong 3 tháng đầu của năm 2017, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuyệt đại đa số du khách đến từ các nước châu Á, tờ The Nation cho biết. Tờ báo viết về sự phát triển mối liên hệ du lịch giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những kỳ nghỉ tại Việt Nam trở thành rất phổ biến chủ yếu bởi vì Việt Nam đảm bảo túi tiền hợp lý, mức giá rẻ. Tuy nhiên, ngành du lịch không thể luôn luôn phát triển thịnh vượng nếu chuyến du lịch chi phí thấp không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn. Vì vậy, ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với một nhiệm vụ rất phức tạp, trang VnExpress International nhấn mạnh.
Trang điện tử này giới thiệu bài viết của Giáo sư Neal Koblitz (Đại học Washington), trong đó ông khuyên Việt Nam không nên cải cách giáo dục theo mô hình Mỹ. Giáo dục bậc cao ở Mỹ là rất không hiệu quả và quá đắt đỏ, bộ máy hành chính quan liêu cồng kềnh và chất lượng giáo dục giảm dần theo từng năm, giáo sư cho biết.
Trong tuần này các phương tiện truyền thông nước ngoài có nhiều bài viết về số phận của những nhân vật cụ thể. Cuối chương trình hôm nay chúng tôi nhắc đến một số người trong số đó. Kênh Aljazeera.com có bài viết về số phận của một cộng đồng người Thượng bỏ trốn khỏi Việt Nam sang Thái Lan do những vụ đàn áp tôn giáo. Những người này đang gặp khó khăn. Đó là những người "vô tổ quốc" ở Thái Lan.Tờ báo Anh The Guardian có bài viết về cuộc đời không thể chịu đựng được của thiếu niên người Việt bị bán sang Anh, họ sống trong lô cốt tại những khu vực bỏ hoang, bị ép trồng cần sa. Và trang web Yahoo7 News viết về Kendy Nguyễn, người chuyển giới đầu tiên trong cuộc thi thể hình Việt Nam, hiện nay Kendy tham gia vào nội dung thi của nam và nữ.