3 đặc khu kinh tế mang lại lợi ích gì cho Việt Nam?

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề như vậy khi thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16-4
Sputnik

"Một câu hỏi cần được trả lời rõ là 3 đặc khu này mang lại lợi ích gì cho đất nước. Chúng ta phải bỏ ra cái gì để thu được cái gì? Có thể trong ngắn hạn phải bỏ tiền ra đầu tư, nhưng trong dài hạn phải mang lại lợi ích thiết thực" — ông Hiển nêu vấn đề.

Cần hơn 1 triệu tỉ đồng đầu tư cho 3 đặc khu

Sau hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, dự thảo luật đã tiếp tục được chỉnh lý, đặc biệt đã bỏ quy định về Hội đồng tư vấn đặc khu trong mô hình chính quyền đặc khu. Các chính sách ưu đãi cũng được điều chỉnh, bổ sung, có sự phân biệt giữa mỗi đặc khu.

Quy trình đặc biệt chọn Chủ tịch đặc khu vì thẩm quyền vượt trội

Tuy vậy, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển vẫn "thấy các báo cáo, giải trình chưa đưa ra được lời giải thấu đáo. Như hôm qua báo chí đưa tin trong ngắn hạn cần tới hơn 1 triệu tỉ đồng để đầu tư cho 3 đặc khu. Trong số này thì ngân sách bỏ ra cũng đáng kể, đó là chưa tính các chính sách ưu đãi như ưu đãi thuế thì thực chất cũng là tiền ngân sách".

Ông Hiển đồng ý luật này chỉ quy định đối với 3 đặc khu: Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong "để tránh sự tràn lan sau này, như đã từng xảy ra đối với các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu".

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng ý luật chỉ quy định 3 đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) để tránh tình trạng tràn lan

Đặc khu kinh tế của Việt Nam sẽ không có "hai cha, hai mẹ"?
Đi sâu vào phân tích các yếu tố địa lợi, Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng ba đặc khu này có 3 vị trí địa lý khác nhau, đặc điểm khác nhau, như vậy cần có ưu tiên khác nhau để phát huy được thế mạnh của từng đặc khu, nên quy định danh mục ưu tiên đầu tư khác nhau đối với mỗi đặc khu là hợp lý.

Đề cập đến nguồn lực đầu tư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích: Về ngân sách đầu tư, như số tiền đề cập là cần trên 1 triệu tỉ đồng, thì phải khẳng định phần lớn là thu hút đầu tư chứ không phải là từ ngân sách. Ngân sách đầu tư phát triển cả nước 5 năm có 2 triệu tỉ đồng thì làm sao bỏ vào đây 1 triệu tỉ.

Bộ máy tinh gọn  

"Muốn quản lý vượt trội thì bộ máy phải thiết kế, chất lượng thế nào? Tôi đồng ý chỉ có một văn phòng giúp việc chung cho HĐND và UBND. Nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ, bộ máy giúp việc cụ thể thế nào thì chưa thấy rõ" — Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu lên tiếng.

Đồng tình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng trong thời gian đầu vẫn phải kế thừa bộ máy hiện tại, nhưng phải có lộ trình để sớm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ máy, đảm bảo yêu cầu quản lý, điều hành tại đặc khu.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng băn khoăn khi dự thảo Luật quy định có HĐND hoạt động với đa số đại biểu chuyên trách, nhưng lại không quy định có thường trực HĐND, không có các ban chuyên trách, vậy thì khi UBND trình các đề án, tờ trình thì xử lý thế nào?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ quyết tâm làm bằng được Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc -

"Rồi quy định Chủ tịch UBND có nhiều quyền, nhưng quyền với cấp phó thế nào thì chưa rõ, khi mà Phó chủ tịch UBND do HĐND bầu và chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn. Nếu trưởng đặc khu mà không có quyền, không điều hành được cấp phó thì rất khó làm việc" — ông Thanh bình luận.

2,5 tỷ USD và những dự án BĐS “bom tấn” đổ bộ vào đặc khu Vân Đồn
Trong khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Về mô hình chính quyền địa phương hiện nay đã cơ bản thống nhất, có cả HĐND và UBND. 

Vừa rồi có nhà đầu tư bỏ ra 2 tỷ USD để đầu tư cái sân bay là người ta đã nhìn thấy triển vọng phát triển của một đặc khu, nơi có danh thắng của VN là thế giới. Chúng ta có thể đánh giá được những lợi ích mang lại, chứ không thể nói rằng làm đặc khu rồi 10 năm, 20 năm sau tổng kết lại thì không được lợi gì

Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Đặc điểm lớn nhất là mô hình gọn nhẹ, HĐND không quá 15 người, hoạt động chuyên trách, UBND chỉ có 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch. Dự thảo mới cũng bỏ quy định về hội đồng tư vấn đặc khu, bởi chúng ta đã có HĐND rồi còn quy định hội đồng tư vấn làm gì nữa.

"Quy định như vậy đảm bảo tính gọn nhẹ, hoạt động chuyên trách thì không cần cơ quan thường trực và các ban HĐND nữa. Dự thảo luật cũng đã quy định rõ cơ chế phòng ngừa và kiểm soát quyền lực để tránh lạm quyền" — Chủ tịch Quốc hội nói. Bà cũng khẳng định "quan điểm của chúng ta là làm bằng được luật này, trên cơ sở thận trọng, mở từ từ bởi luật chúng ta có thể sửa được, chứ không nên mở toang hết ra ngay từ đầu".

Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án luật này tại kỳ họp giữa năm 2018, sau đó sẽ công bố thành lập các đặc khu kinh tế.  

Phải đánh thuế môi trường cao

Đặc khu kinh tế “không xa lạ” gì với Việt Nam
Quy định thời hạn sử dụng đất 99 năm đối với các dự án đặc biệt, vậy thì phải quy định rõ thế nào là đặc biệt, để tránh tình trạng quy định đặc biệt sau này lại trở thành phổ biến.

Chính sách miễn giảm tiền đất như thế nào cần phải tính kỹ, hiện nay Phú Quốc, Vân Đồn đều đang sốt đất. Tôi không đồng tình chính sách miễn giảm tối đa, miễn giảm tràn lan, trong điều kiện thị trường đang nóng thế này.

Tại sao lại quy định ưu đãi kinh doanh bất động sản bằng chính sách thuế, chẳng lẽ chúng ta khuyến khích mua đi bán lại, lướt sóng bất động sản tại các khu vực này?

Thuế thu nhập cá nhân, chúng ta đã thu hút bằng rất nhiều cách như vào đây đầu tư đã được ưu đãi các loại thuế khác, rồi trả lương cao hơn…, vậy không nên miễn thuế thu nhập cá nhân. Tôi đề nghị đánh thuế môi trường cao tại các đặc khu, để bảo vệ và giữ gìn môi trường tại các khu vực này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Theo: Tuổi Trẻ

Thảo luận