Chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí Thư với những đại án lớn của Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Người ta bảo đúng là không có vùng cấm. Chỗ nào thấy sai là làm và làm đến cùng. Nhưng cái hay mà dư luận hoan nghênh là làm bài bản, chặt chẽ, nhân văn, không thể chối được. 3 tháng đó đang tạo tiền đề để chúng ta làm tiếp. Bây giờ không thể dừng lại được, càng ngày sẽ càng làm tốt hơn".
Sputnik

 Chiều 27/4, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bộ Công an chính thức tiếp nhận hồ sơ thương vụ Mobifone mua AVG

Chiều 27/4, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp 13 đến nay.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng cần nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, nhất là tập trung điều tra, đưa vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc" xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương, và Vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng ra xét xử đúng thời hạn, luật định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu

Tại cuộc họp, sau khi nghe các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu ý kiến, phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng từ sau Phiên họp 13 của Ban Chỉ đạo đến nay đã nghiêm túc triển khai thực hiện Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực trong đấu tranh Phòng chống tham nhũng, tạo khí thế lan tỏa; được dư luận, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Chính Phủ Việt Nam công bố kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG
Đáng chú ý là đã tập trung lực lượng, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đưa vụ 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm ra xét xử sơ thẩm với các mức án vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, có sự phân hóa rõ giữa kẻ chủ mưu, cầm đầu với người giúp sức thành khẩn khai báo, gồm: Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội "Tham ô tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); (2) Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); (3) Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại PVN liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương.

Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và các bị cáo.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã tích cực điều tra, mở rộng vụ án "Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc; đánh bạc; mua bán trái phép hóa đơn; rửa tiền và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương.

Hai đối tượng Nguyễn Văn Dương (đeo kính) và Phan Sào Nam được xác định là chủ mưu của đường dây tổ chức đánh bạc nghìn tỉ.

Điều gì xảy ra khi hủy hợp đồng MobiFone-AVG?
Đồng thời, khẩn trương khởi tố, điều tra làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng; Kết luận và công khai kết luận thanh tra Dự án Tổng công ty viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP nghe nhìn Toàn cầu (AVG).

Tổng Bí thư khẳng định, những kết quả trên càng khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh Phòng chống tham nhũng, nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong Phòng chống tham nhũng, củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Người ta bảo đúng là không có vùng cấm. Chỗ nào thấy sai là làm và làm đến cùng. Nhưng cái hay mà dư luận hoan nghênh là làm bài bản, chặt chẽ, nhân văn, không thể chối được. 3 tháng đó đang tạo tiền đề để chúng ta làm tiếp. Bây giờ không thể dừng lại được, càng ngày sẽ càng làm tốt hơn".

Bên cạnh kết quả đạt được, Tổng Bí thư cũng chỉ ra một số hạn chế cần phải khắc phục, như tiến độ điều tra một số vụ án còn chậm, khâu giám định, định giá tài sản có tiến bộ, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn…

Vụ AVG "lùm xùm và nhạy cảm": Phải báo cáo lên Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ
Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng cần nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, phối hợp tốt hơn, hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, nhất là Tập trung điều tra, đưa vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc" xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương ra xét xử đúng thời hạn luật định; tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý triệt để ở giai đoạn II. Tích cực, khẩn trương, tăng cường phối hợp để điều tra, đưa vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng ra xét xử đúng thời hạn, luật định; mở rộng điều tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của các đối tượng liên quan trong giai đoạn II của vụ án.

Khẩn trương kết luận điều tra bổ sung và mở rộng điều tra để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DAB). Khẩn trương điều tra bổ sung, truy tố, hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 4/11 vụ án còn chậm tiến độ so với Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) (trái) và ông Trần Phương Bình - nguyên TGĐ DongABank (phải)

Bên cạnh đó, sớm kết thúc điều tra, xử lý giai đoạn II các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo gồm: (1) Vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Viện Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) (giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm); (2) vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX) và các đơn vị liên quan; (3) Vụ việc sai phạm liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ và Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Dung Quất; (4) Vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam; (5) Việc phá sản Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ALCII) và các vụ án, vụ việc liên quan; (6) các vụ án, vụ việc khác theo đúng Kế hoạch của BCĐ.

Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa tại tòa

Tổng bí thư yêu cầu nhanh chóng điều tra tham nhũng tại PVC và AVG
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là công việc vô cùng khó khăn, vất vả, các cơ quan chức năng cần phải nắm chắc pháp luật, căn cứ vào bản chất của vấn đề để xem xét và tăng cường trao đổi, phối hợp với nhau.

Tổng Bí thư nêu rõ: "Điều quan trọng nhất là tuyệt đối công tâm, khách quan, không có cá nhân trong này. Như dư luận đã nói, chưa bao giờ Đảng lấy lại được uy tín như bây giờ. Có nhiều lý do, vì kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, trật tự xã hội tốt, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng. Củng cố, lấy lại lòng tin của quần chúng nhân dân. Cho nên đừng sợ làm mà mất uy tín, đừng sợ khuyết điểm, và làm để lấy lại uy tín. Và như thế thì phải công khai".

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất bổ sung việc xử lý kết luận thanh tra việc MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Nguồn: VOV

Thảo luận