Vũ khí Nga ở Việt Nam ngăn cản ai và vì sao

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis kêu gọi các thượng nghị sĩ Mỹ thực hiện ngoại lệ cho Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia trong biện pháp trừng phạt chống Nga.
Sputnik
Vì sao Mỹ sửa luật để bán vũ khí cho Việt Nam?

Trong năm 2017, Hoa Kỳ đã thông qua luật "Về chống đối thủ của Mỹ qua biện pháp trừng phạt" (CAATSA) cho phép áp đặt biện pháp trừng phạt chống Nga, Iran và Triều Tiên, cũng như các cá nhân và các công ty từ các nước thứ ba hợp tác với họ. Đề xuất của Bộ trưởng Mattis sẽ đảm bảo việc cung cấp vũ khí Mỹ cho Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia.

Đề xuất của người đứng đầu Lầu Năm Góc phù hợp với đường lối của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn các dòng ngoại tệ chảy vào Nga, mà những khoản tiền này là cần thiết để thực hiện những cải cách kinh tế và xã hội sâu sắc, để phát triển các công nghệ tiên tiến và công nghiệp quốc phòng. Hoạt động bán vũ khí là một trong những nguồn thu ngoại tệ của Nga, — Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Việt Nam là đối tác truyền thống của Nga trong sự hợp tác kỹ thuật quân sự, — Giáo sư Kolotov nói. — Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, các loại vũ khí của Liên Xô: tên lửa, máy bay, xe tăng — đã giúp Việt Nam đứng vững được trong đối đầu với guồng máy quân sự của Hoa Kỳ, bảo vệ tự do và độc lập của Tổ quốc và thống nhất đất nước. Và sau đó  giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc.

Chiến hạm tàng hình Gepard và tàu ngầm Kilo trên vịnh Cam Ranh

Sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam đã và đang phát triển ổn định. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận được sáu tàu ngầm của Nga lớp Kilo khó bị phát hiện dưới nước, các tàu tên lửa lớp Molniya, tàu hộ vệ Gepard và tàu tuần tra Svetlyak. 3/4 phi đội chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam là các máy bay sản xuất tại Nga. Và các phi đội máy bay trực thăng của Việt Nam gần như hoàn toàn được trang bị những chiếc trực thăng của Nga. Nga đã chuyển giao cho Việt Nam các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có thể bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km, và kiểm soát hải phận với diện tích mặt nước lên tới 200.000 km2. Hạm đội của các nước khác không có phương tiện hiệu quả để đối phó với tên lửa Bastion. Việt Nam cũng nhận được các hệ thống tên lửa Buk và S-300 được thiết kế vượt trội hơn các tổ hợp Dvina đã được cung cấp cho Việt Nam trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hai bên đang tiến hành các cuộc tham vấn về khả năng cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa S-400 có tầm bắn xa hơn. Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến hệ thống tên lửa đất đối không Tor-M2 hạ mục tiêu ở độ cao thấp — trung trong mọi điều kiện thời tiết. Tor có thể tiêu diệt máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn chính xác cao (bom, bom liệng), máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Nga bắt đầu thực hiện hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam 64 xe tăng T-90. Trong những năm gần đây, Nga chiếm 80-90% thị trường vũ khí Việt Nam.

Nhiệm vụ của Mỹ, — Giáo sư Kolotov nói, — là thu hút các khách hàng lớn nhất mua vũ khí của Nga. Ngay dưới thời Obama, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Bây giờ Hoa Kỳ đi xa hơn nữa, họ đang muốn Việt Nam chỉ chọn mua vũ khí từ Mỹ. Đây là mục tiêu chính trong đề xuất của Lầu Năm Góc, là mục tiêu của chiến dịch do Mỹ phát động làm mất uy tín của các vũ khí Nga.

Lầu Năm Góc yêu cầu không áp đặt biện pháp trừng phạt chống VN vì hợp tác quân sự với Nga

Giáo sư Kolotov lưu ý đến thực tế rằng, các loại vũ khí "thông minh" của Mỹ và các nước phương Tây khác được chế tạo trên cơ sở các mạch tích hợp cỡ lớn có thể bị ngắt kết nối theo chỉ thị của nhà sản xuất hoặc người điều khiển từ xa biết mã tầng số. Vì vậy, các vũ khí này biến thành một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của các nước đã mua vũ khí này. Ví dụ, trong năm 1999 Nam Tư đã mua thiết bị điện tử vô tuyến của phương Tây cho quân đội của mình. Ngay sau đó, khi NATO bắt đầu ném bom xuống Nam Tư, ban chỉ huy NATO đã ra lệnh ngắt kết nối  tất cả các chương trình được cài đặt trên thiết bị này. Điều tương tự đã xảy ra với hệ thống phòng không của Saddam Hussein khi Mỹ bắt đầu ném bom xuống Iraq vào năm 2003. Iraq không thể phóng dù một quả tên lửa.

Như vậy, đề xuất của người đứng đầu Lầu Năm Góc một mặt cung cấp khả năng cho ba quốc gia đó đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, nhưng, mặt khác là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của họ, — Giáo sư Kolotov kết luận.

Thảo luận