Vì sao Mỹ sửa luật để bán vũ khí cho Việt Nam?

© REUTERS / Kevin LamarqueĐại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis vừa đề xuất một đạo luật mà theo nhiều nhận định chính là để vũ khí Mỹ có thể dễ dàng tới Việt Nam.

Như đã biết, trong năm 2017, luật "Về chống đối thủ của Mỹ qua biện pháp trừng phạt" (CAATSA) đã được thông qua tại Hoa Kỳ, cho phép áp đặt biện pháp trừng phạt chống Nga, Iran và Triều Tiên, cũng như các cá nhân và các công ty từ các nước thứ ba hợp tác với họ. 

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Lầu Năm Góc yêu cầu không áp đặt biện pháp trừng phạt chống VN vì hợp tác quân sự với Nga

Về cơ bản thì điều luật này quy định rằng các quốc gia có hợp tác kinh tế, đặc biệt là mua vũ khí do Nga sản xuất thì sẽ không có cơ hội được tiếp xúc với vũ khí Mỹ, thậm chí còn mở rộng ra thương mai nói chung.

Đây là chiêu thức được nhận xét có hiệu quả cao và khốc liệt nhất từ trước tới nay mà Mỹ từng đưa ra, sẽ khiến những quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu cao với Mỹ phải cân nhắc kỹ trước khi mua mặt hàng quốc phòng từ Nga.

© Flickr / U.S. Missile Defense AgencyHệ thống phòng không Patriot PAC 3
Hệ thống phòng không Patriot PAC 3 - Sputnik Việt Nam
Hệ thống phòng không Patriot PAC 3

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bán vũ khí cho Việt Nam, Mỹ muốn giảm bớt mối liên hệ của nước này với Nga
Tuy nhiên vào hôm thứ Năm, chủ nhân Lầu Năm Góc James Mattis kêu gọi các thượng nghị sĩ Mỹ thực hiện ngoại lệ cho Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia trong biện pháp trừng phạt chống Nga, nhằm đảm bảo việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho những nước này.

Phát biểu tại Thượng viện, ông James Mattis nhắc lại rằng Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia mua số lượng lớn vũ khí do Nga chế tạo, nhưng đồng thời "có xu hướng mua thêm vũ khí của Mỹ". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lưu ý rằng danh sách các nước như vậy "có thể thay đổi rất nhanh chóng."

Ông nói thêm rằng muốn ngoại lệ như vậy được thực hiện trong ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm tài chính 2019.

© AP Photo / Mindaugas Kulbis F-16
 F-16 - Sputnik Việt Nam
F-16

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Mỹ cố gắng thuyết phục Việt Nam từ bỏ việc mua vũ khí Nga
Như vậy có thể nhận thấy rằng qua đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thì Việt Nam nằm trong danh sách tiềm năng sẽ mua sắm số lượng lớn vũ khí Mỹ trong tương lai, đứng ngang hàng với Ấn Độ và Indonesia — các quốc gia đã nhập khẩu rất nhiều trang thiết bị quốc phòng từ Washington.

Trước đó, trong một cuộc hội kiến với phía Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump còn đưa ra gợi ý là chúng ta nên mua vũ khí Mỹ để nhanh chóng cân bằng cán cân thương mai, và sau đó được Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã tái khẳng định chủ trương trên.

Mặc dù việc mua sắm vũ khí Mỹ có thể chưa diễn ra, nhưng ít nhất đề xuất mới mà ông James Mattis đưa ra đã thông thoáng hơn trước nhiều.

Việt Nam nghiên cứu cách thức mua vũ khí Mỹ?

Tổ hợp tên lửa chống máy bay Nga S-400 đã triển khai ở Syria - Sputnik Việt Nam
Mỹ mở chiến dịch “dìm hàng” vũ khí Nga phá hoại xuất khẩu sang các nước như Việt Nam
Báo cáo của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đánh giá Việt Nam cần cải thiện lực lượng tàu ngầm, bảo vệ không phận trên biển, chống chiến tranh trên biển, gia tăng nhận thức khu vực trên biển, cảnh báo sớm và hệ thống C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát).

Theo báo cáo, Mỹ có thể hỗ trợ và điều phối các chương trình cung cấp mở rộng thiết bị quân sự Mỹ cho Việt Nam.

Dù vậy vào tháng 2-2018, một quan chức Bộ Ngoại giao nhận định Việt Nam vẫn đang nghiên cứu hai cách thức mua vũ khí Mỹ gồm chương trình Bán hàng quân sự cho nước ngoài (FMS) và chương trình Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS) của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ.

Trang web Defense News đánh giá Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực phòng không và an ninh biển. Do đó, Việt Nam đã quan tâm đến máy bay tiêm kích F-16 và máy bay P-3C Orion tân trang trang bị ngư lôi theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc. 

Ngoài ra, Việt Nam còn quan tâm đến máy bay không người lái không vũ trang để phục vụ công tác tình báo, giám sát và trinh sát hàng hải.

Nhằm tăng cường hợp tác về thực thi pháp luật trên biển giữa cảnh sát biển hai nước, tháng 12-2017 cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ cảnh sát biển Mỹ.

Mới đây Mỹ đã quyết định bán máy bay không người lái giám sát hàng hải ScanEagle của Hãng Boeing-Insitu cho Việt Nam. 

Theo: Báo Đất Việt, Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала