Công cuộc "đả hổ" của Việt Nam và cuộc chiến nhóm lợi ích không vùng cấm

Từ việc đưa ra xét xử nguyên Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng đến vụ án Út trọc, Phùng Danh Thắm, bắt Vũ nhôm... cho thấy pháp luật sẽ nghiêm minh với những người nắm trong tay quyền lực nhưng đã biến nó thành "tư hữu" để phục vụ cho nhóm lợi ích của mình...
Sputnik

Từ cái "bắt tay" PVN — OceanBank tới nhà công sản bán cho Vũ "nhôm"

Đầu tiên, liên quan đến số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN góp vốn vào OceanBank. Trước khi Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra — Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, hàng loạt cán bộ, cựu cán bộ PVN đã bị khởi tố. Trong số này, ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị TAND TP.Hà Nội tuyên án tử hình trong vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm trước đó.

Tử hình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn Thắm

Xung quanh vụ án này, ngày 18.9.2008, lãnh đạo PVN ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm (lúc đó là Chủ tịch HĐQT OceanBank) về việc tham gia góp 20% vốn điều lệ. Việc góp vốn sau đó đã được thực hiện thành 3 đợt, đợt 1 góp 400 tỷ đồng vào cuối năm 2008, đợt 2 góp 300 tỷ đồng vào năm 2010, đợt 3 góp 100 tỷ đồng vào năm 2011.

Dù tháng 10.2010, Văn phòng Chính phủ có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ: "…Yêu cầu bảo toàn, phát triển vốn đầu tư vào ngân hàng… Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ tại OceanBank".

Những con số thống kê việc PVN góp vốn tại Oceanbank

Song lãnh đạo PVN sau đó vẫn ký quyết định chấp thuận góp vốn đợt 1 thêm 300 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ của OceanBank từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng.

Kết quả, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua 0 đồng Oceanbank, đồng thời PVN chấm dứt tư cách cổ đông và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại Oceanbank dẫn đến việc PVN phải ghi nhận một khoản lỗ tương đương 800 tỷ đồng.

infographic

Điều chưa biết về "sự dính líu" của Trần Bắc Hà trong đại án Phạm Công Danh
Không chỉ vậy, cơ quan điều tra còn xác định, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC và chỉ đạo cấp dưới kí hợp đồng trái quy định… để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1 nghìn tỉ đồng sai mục đích, gây thiệt hai cho Nhà nước 119 tỉ đồng.

Về xử lý các các nhân có liên quan, căn cứ quy định của Đảng cũng như các bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng.  

Ông Đinh La Thăng hiện là bị cáo của hai vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN, Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam PVC" và "vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại PVN" với mức xử phạt 31 năm tù. 

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

Hay như việc nhiều cựu cán bộ làm việc trong các cơ quan công quyền Đà Nẵng có sai phạm trong vụ án liên quan đến Vũ "nhôm" — Phan Văn Anh Vũ, đã bị khởi tố.

Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) (trái) và ông Trần Phương Bình - nguyên TGĐ DongABank (phải)

Xử ông Đinh La Thăng: NHNN gửi công văn hỏa tốc đến tòa
Bằng những thủ thuật không phải quá tinh vi, phức tạp nhưng Vũ "nhôm" đã thâu tóm nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng nhờ được sự ưu ái của một số cán bộ trong bộ máy chính quyền và sự tiếp tay của các doanh nghiệp được nhận chuyển nhượng nhà, đất công sản.

Trong 9 dự án và 31 nhà, đất công sản tại Đà Nẵng có những sai phạm mà Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đang tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ có 3 nhà, đất tại số 20 Bạch Đằng, 106 Trần Phú và 37 Pasteur. Các nhà, đất công sản này đều lọt vào tay Vũ "nhôm" trong giai đoạn từ 2006 — 2010!

Thậm chí, tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính — ngân sách Nhà nước năm 2017 diễn ra ngày 8.1.2018 tại Bộ Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải nhận xét, công tác quản lý tài sản công đang có nhiều quan ngại, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích "làm phép" để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công.

"Tôi xin nêu một ví dụ mới nhất, đó là trường hợp bán nhà công sản cho Vũ "nhôm" diễn ra ở TP. Đà Nẵng. Nhà nước được cái gì?", Thủ tướng đặt câu hỏi và đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản công, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công quốc gia.

Tiết lộ bất ngờ về việc ông Bá Thanh cùng 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng "dính líu" đến Vũ 'nhôm'
Hay như mới đây việc bắt cả tướng quân đội như Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), khởi tố đại tá Phùng Danh Thắm… cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng, nhóm lợi ích không có vùng cấm nào, thanh lọc những cán bộ tha hoá, biến chất nhằm tư hữu hoá quyền lực nhà nước để phục vụ cho nhóm lợi ích của mình.

Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng

Trước thềm Hội nghị Trung Ương 7, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học (Bộ Công An) nhận định, đất nước trong giai đoạn chưa mở cửa có rất ít trường hợp cán bộ tham nhũng, bị xử lý. Song từ khi đất nước mở cửa tới nay, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, thị trường, nhiều cán bộ, công chức đã tha hóa, tìm cách biến của công thành của tư.

Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an).

Chính phủ Việt Nam xử quyết liệt vụ 'Vũ Nhôm', 'Út Trọc', 'AVG'
Theo tướng Cương, chúng ta đã có nhiều nghị quyết, đưa ra hàng chục cách phòng chống tham nhũng. Song cuộc đấu tranh chống tha hóa, tham nhũng từ sau Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, ban hành ngày 30.10. 2016) mới tạo ra chuyển biến mang tính bước ngoặt, có thể tạo ra đột phá trong thời gian tới với một chất lượng khác.

Thiếu tướng Lê Văn Cương nói:

"Trong vòng hơn 1 năm, Đảng và Nhà nước đã đưa ra điều tra, xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc lớn, hàng chục quan chức bị xử lý, đạt được nhiều kết quả. Trong đó, có vụ đại án Đinh La Thăng, chưa bao giờ xử lý một Ủy viên Bộ Chính trị về tham nhũng và tha hóa.

Rõ ràng chúng ta đã làm được rất nhiều, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư. Thông qua đấu tranh chống tham nhũng, Đảng đã mạnh lên. Nhiều vụ việc cán bộ tha hóa dù chưa tới mức phải vào tù nhưng cũng bị xử lý về mặt Đảng và hành chính, bị đưa ra khỏi Trung ương như ông Nguyễn Xuân Anh.

Ngoài ra, nhiều cán bộ trung — cao cấp được bổ nhiệm không đúng tiêu chuẩn, đang đương chức nhưng vi phạm kỷ luật cũng bị xử lý như ông Ngô Văn Tuấn ở Thanh Hóa, Lê Phước Hoài Bảo ở Quảng Nam".

Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, điều đáng lưu tâm là trong số những cán bộ bị bắt, kỉ luật, không ít người từng có bề dày thành tích công tác trong quá khứ.

"Từ việc hàng loạt cán bộ bị bắt vì liên quan tới đường dây đánh bạc nghìn tỷ, vụ Vũ "nhôm", Út "trọc"… Có thể thấy, không nơi nào, kể cả cơ quan bảo vệ pháp luật của quân đội có thể miễn dịch với sự tha hóa. Ranh giới giữa tốt và xấu rất mong manh. Tham nhũng, tha hóa có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, nơi nào.

Nhiều người trong số họ từng là anh hùng, ghi chiến công lớn mà cuối cùng vẫn tha hóa, sa ngã, đi ngược lại lời thề của Đảng viên, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích Nhà nước.

"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ và việc đổi chủ bất ngờ ở Công ty quốc phòng
Những vụ việc vừa qua cũng là bài học nhắc nhở 5 triệu Đảng viên trên cả nước cần thường xuyên rèn luyện. Công tác quản lý, bố trí, giám sát cán bộ cũng còn nhiều sơ hở vì những người như ông Đinh La Thăng, Phan Văn Vĩnh đâu phải tha hóa sau 1 đêm, mà diễn ra trong nhiều năm", Thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích.

Nên xem xét trọng dụng nhân tài ngoài Đảng

Từ góc nhìn của mình, TS. Lê Đăng Doanh cho biết, hiện đang có rất nhiều câu hỏi đặt ra với công tác quản lý cán bộ ở các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước.

"Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng Công ty do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng quyền quản lý, giám sát trực thuộc Bộ chủ quản. Điển hình là trưởng hợp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), liệu Bộ Công Thương có quản được tập đoàn không? Tôi cho là khó khăn", ông Doanh nói.

Từ đây, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng cần học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc sử dụng cán bộ.

"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ nhiệm rất nhiều nhân sự, kể cả những người ngoài Đảng giữ những vị trí có trách nhiệm nặng nề và họ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ như GS. Trần Hữu Tước, kỹ sư Trần Đại Nghĩa. Chúng ta muốn người tài góp sức, vậy chính sách cán bộ kỳ này có những quyết định, ưu đãi gì với những nhân tài chưa phải Đảng viên hay không?

Vừa rồi, GS. Trương Nguyện Thành làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen được 1 năm rồi không được bổ nhiệm Hiệu trưởng do không đạt chuẩn Hiệu trưởng. Những vấn đề này lên đặt lên bàn thảo luận vì Việt Nam sắp đạt mốc 100 triệu dân rồi, chúng ta phải thu hút người tài trong và ngoài nước như thế nào để bắt kịp CMCN 4.0, để có một bộ máy thúc đẩy sáng tạo và sự đổi mới?", TS. Lê Đăng Doanh trăn trở.

Theo: Dân Việt

Thảo luận