Việt Nam: quốc gia nhỏ nhưng hùng mạnh

Nền ngoại giao Việt Nam và những thành công của nền kinh tế Việt Nam, cách đánh giá cuộc chiến tranh Việt Nam và những vấn đề của trẻ em Việt Nam, thung lũng Silicon tại Việt Nam và những "hiệp sĩ đường phố” của Việt Nam"...
Sputnik

Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam đã làm được những gì mà nước khác không đạt tới
Báo chí nước ngoài ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018. Tờ Financial Times viết, vào tháng 5 ngành công nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh chóng trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỷ lục và đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới. VnExpress International cho biết rằng, theo báo cáo gần đây nhất của Bloomberg, thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút các nhà môi giới quốc tế nhờ khối lượng giao dịch lớn, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và điều kiện linh hoạt cho hoa hồng giao dịch. DEALSTREETASIAđưa tin rằng, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) huy động được khoảng 922 triệu USD của các nhà đầu tư toàn cầu trong đợt IPO lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, và đang mở rộng hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ thẻ và cho vay mua ô tô cũng như các sản phẩm bảo hiểm. Bình luận về làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, VnExpress International ghi chú rằng, nhiệm vụ trước mắt của Việt Nam là nâng cao năng suất lao động. Trong ngành da giày ở nước ngoài các doanh nghiệp áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến vào sản xuất đã đạt 1,2 đôi/giờ, trong khi đó năng suất trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam mới được 0,7 đôi/giờ. Các nhà chức trách Việt Nam không muốn để đất nước của họ biến thành bãi rác, theo Plastics Recycling Update. Do thực tế rằng, kể từ tháng Tư, Trung Quốc cấm nhập khẩu rác bằng giấy và nhựa, khối lượng nhập khẩu chất thải vào Việt Nam đang tăng lên rất nhanh. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính Việt Nam đã thông qua quyết định kể từ tháng 6 hạn chế trong 4 tháng cấp phép nhập khẩu giấy và nhựa phế liệu vào Việt Nam. Song, theo các chuyên gia, đây có thể là bước đầu tiên hướng tới việc hạn chế và cấm hoàn toàn hoạt động này. Forbes có một bài viết dài về sự thành công của Việt Nam trong lĩnh vực cấp dịch vụ gia công phần mềm CNTT và gia công phần mềm doanh nghiệp. Những thành công của đất nước này với tinh thần công nghệ và dân tài năng rất giống những kinh nghiệm khởi nghiệp ​​của thung lũng Silicon huyền thoại — trung tâm công nghệ cao ở Mỹ, tác giả viết. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia công CNTT, Việt Nam đang cạnh tranh với một quốc gia mạnh như Ấn Độ. Việt Nam đang phát triển ngành giáo dục và tập trung nỗ lực để đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao có khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng trong khu vực. Các lĩnh vực thường sử dụng dịch vụ gia công phần mềm CNTT ở Việt Nam là ngành công nghệ cao, dịch vụ tài chính, truyền thông, trò chơi điện tử. Các công ty phương Tây sử dụng dịch vụ gia công phần mềm ở các nước châu Á thu lợi nhuận cao nhờ chu kỳ sản xuất 24h: ban đêm nhóm chuyên gia tại Việt Nam có thể thử nghiệm những phát minh đã được phát triển ban ngày ở Mỹ và châu Âu.

Việt Nam đang làm thay đổi “bản đồ châu Á”
Nhưng xã hội Việt Nam chưa phải là hoàn hảo. VnExpress International cho biết rằng, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở mức cao so với thế giới, và đây là một trong những lý do tại sao Việt Nam rớt xuống hạng 96 trên bảng xếp hạng quốc gia tốt nhất dành cho trẻ em. Trong những năm 2012-2017, gần 25% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng. Reuters viết về những "hiệp sĩ đường phố"  — những người tự nguyện đấu tranh phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm tại các thành phố Việt Nam.

Nikkei Asian Reviewviết về việc củng cố sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Stars and Stripes cho biết rằng, trong năm nay, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia RIMPAC, cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất trên biển với sự tham gia của 26 quốc gia, trong khi đó lời mời Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC đã bị rút lại. Nhà báo Philippines Alito L. Malinao trên tờ Inquirer khuyên ban lãnh đạo nước mình nên làm theo tấm gương của các nhà ngoại giao Việt Nam kiên quyết lên án Trung Quốc đang gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông. Ông viết:

Những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam tự hào về cái gì

"Thật buồn khi thấy rằng, sau khi đất nước của tôi ngừng tuân theo Hoa Kỳ, bây giờ chúng ta không biết xấu hổ tuân theo Trung Quốc. Chính phủ của bất cứ nước nào sẽ không tôn trọng chúng ta nếu chúng ta mất lòng tự trọng",  - nhà báo viết.

Tất nhiên, vào tuần này các phương tiện truyền thông nước ngoài cũng không thể bỏ qua chủ đề về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Tờ Spiked đăng tải một bài dài phân tích cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 và ảnh hưởng của nó đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ở Hoa Kỳ. Common Dreams báo cáo rằng, một nhóm các cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam lên tiếng phản đối việc trao  giải Emmy cho bộ phim tài liệu "Chiến tranh Việt Nam" của hai đạo diễn Burns và Novick bởi vì các tác giả của bộ phim không rút ra kết luận chính: Hoa Kỳ đã gây ra những tội ác khủng khiếp ở Việt Nam chỉ để thay thế Pháp trên tư cách cường quốc thống trị Đông Nam Á. Ngoài ra, bộ phim hầu như không chú ý đến hàng triệu dân thường Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh và những hậu quả chiến tranh vẫn còn hiển hiện ở Việt Nam.

Thảo luận