Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam đã làm được những gì mà nước khác không đạt tới

© AP Photo / Hau DinhNhững đồng lúa ở Việt Nam
Những đồng lúa ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và EU, mặt trái của phép lạ kinh tế Việt Nam và các hoạt động ứng phó sự cố và thiên tai, chuyến bay đầu tiên của người Việt lên không gian vũ trụ và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học...

Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Thu hoạch cà phê ở Việt Nam tại Đà Lạt - Sputnik Việt Nam
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Việt Nam
Cùng với thời gian, nhu cầu của con người trên hành tinh gia tăng gấp bội, trong điều kiện này trái đất chỉ có thể nuôi sống 2 tỷ người chứ không phải 7,2 tỷ như bây giờ. Các nhà khoa học Anh đã rút ra kết luận này, kết quả cuộc nghiên cứu đăng tải trên tờ South China Morning Post . Các nhà khoa học đã phân tích kết quả hoạt động của 150 quốc gia về tiến bộ xã hội và quy mô thiệt hại cho môi trường. Hóa ra các nước phát triển gây thiệt hại lớn nhất cho thiên nhiên. Ví dụ, dân số  Hoa Kỳ chỉ chiếm  5% dân số thế giới, nhưng họ sử dụng 30% nguồn lực và phát sinh 30% lượng chất thải trên thế giới. Ngoại lệ duy nhất là Việt Nam, nước này đang thực hiện tiến bộ xã hội, mà không làm suy giảm quá mức nguồn tài nguyên trên hành tinh.

Vào tuần này trên báo chí nước ngoài có rất nhiều bài viết về mối quan hệ Việt —Trung, vì cả hai bên đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn.

The Japan Times phân tích tình hình xung quanh những hoạt động của Việt Nam khai thác các lô dầu khí ở vùng Biển Đông vì những hoạt động này đụng chạm tới lợi ích của Trung Quốc. Theo dữ liệu của PetroVietnam, ở vùng biển Việt Nam có các mỏ với trữ lượng từ 3,3 tỷ đến 4,4 tỷ tấn dầu khí. Theo hãng tư vấn Wood Mackenzie, nếu đường chín đoạn của Trung Quốc được nối liền các đoạn vào nhau, thì đường ranh giới mà Trung Quốc nêu ra này sẽ ăn vào từng phần hoặc toàn bộ 67 lô dầu khí mà Việt Nam đã phân ra trên biển. Bây giờ Việt Nam đang khai thác 4 lô dầu trong số đó, và những lô khác đang ở các giai đoạn thăm dò. Nếu nói về hoạt động của công ty Nga "Rosneft" tại một lô của Việt Nam, thì các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ không thực hiện bất kỳ bước quyết liệt.

Công nhân của một nhà máy thủy sản ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc - Hoa Kỳ: nước nào là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam?

Rappler lưu ý rằng, khác với Philippines, Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc đưa phi cơ ném bom hạ cánh trên đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông, và tuyên bố rằng các hoạt động như vậy làm "tăng căng thẳng" trong khu vực. VnExpress International  trích dẫn ý kiến của Thiếu tướng, GS Nguyễn Hồng Quân về ý định của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở phần lớn Biển Đông, điều đó có thể phá hoại cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Trung Quốc có thể thiết lập quyền kiểm soát trong khu vực hàng hải, và điều này sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, cũng như đến các tuyến đường thương mại. Việt Nam phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn diễn biến sự kiện theo kịch bản này. Tờ báo Mỹ The National Interest viết về khả năng bùng nổ cuộc hải chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây sẽ là một cuộc chiến toàn dân, cũng như tất cả các cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam. Việt Nam đang chuẩn bị để chiến đấu từ xa bằng các tên lửa bố trí trên đất liền, sử dụng các tàu ngầm để giáng đòn vào đối phương và không cho tàu địch đến sát gần bờ biển Việt Nam. Việt Nam đang bố trí các tên lửa hành trình Club của Nga trên các tàu ngầm vì một phần quan trọng của chiến lược bất đối xứng là tấn công vào các căn cứ của đối phương, ví dụ, các sân bay và cảng biển. Những vũ khí này, cùng với việc mở rộng lực lượng dân quân vùng biển Việt Nam phát tín hiệu choTrung Quốc: cuộc tấn công vào Việt Nam ẩn chứa rất nhiều rủi ro, điều đó làm cho chiến tranh ít có khả năng, theo các tác giả của bài báo. The Diplomat có bài viết về việc Việt Nam tăng cường quan hệ với EU trong lĩnh vực an ninh.

Rosneft bắt đầu khoan giếng sản xuất ở vùng thềm lục địa của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhà khai thác dầu khí Nga — cùng với Việt Nam, mà không "mất lòng" Trung Quốc
Sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định của nền kinh tế Việt Nam được gọi là "phép lạ kinh tế Việt Nam". Nhưng, phép lạ này có mặt trái, theo VnExpress International . Việt Nam là một nơi hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài vì ở đây có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ trung và giá rẻ. Hiện nay hơn 10 triệu người Việt đang làm việc tại các cơ sở công nghiệp, hơn hai phần ba trong số đó là phụ nữ 18-40 tuổi đã rời làng đến thành phố lớn sinh sống để nuôi gia đình. Nhưng, sau khi lên 35 tuổi, không ai có nhu cầu về những người này. Sau nhiều thập kỷ làm việc chăm chỉ, họ bị sa thải mà không có kỹ năng có giá trị, không có niềm tin và nghị lực sống. Mức GDP tăng trưởng nhanh và khối lượng lớn đầu tư nước ngoài được coi là bước đột phá của Việt Nam, nhưng, chúng tôi phải trả cái giá không hề rẻ cho các thành công này, tạp chí viết. Tờ The Business Time kể về những gia đình đang sống ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh trong căn nhà 2 m2 chỉ để có việc làm trong đô thị. Viet Nam News thông báo về những thảm họa đang đe dọa Hà Nội — từ nguy cơ tàn phá đập thủy điện trên sông Hồng đến những cuộc tấn công mạng, dịch bệnh, mất điện quy mô lớn và ô nhiễm nguồn nước.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng hai tin thú vị. VnExpress International  công bố câu chuyện rực rỡ của phi hành gia Việt Nam đầu tiên  - tướng Phạm Tuấn về chuyến bay phức tạp và đáng nhớ của ông vào không gian. Còn tờ Atlas Obscura viết về loài động vật quý hiếm — con hươu nhỏ muntjac tưởng như tuyệt chủng, nhưng sau 20 năm lại xuất hiện trong các khu rừng Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала