Súng phóng lựu tự động được các nhà thiết kế của Liên Xô nghiên cứu từ cuối những năm 1960 sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sử dụng thành công súng phóng lựu Mk.19 tại Việt Nam, trong những trận chiến đấu trong rừng, với tầm nhìn hạn chế. Năm 1971, súng phóng lựu tự động cỡ nòng 30 mm AGS-17 "Plamya" được đưa vào hoạt động trong Quân đội Liên Xô.
Nó được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến ở Afghanistan, và phát huy đầy đủ thế mạnh: trọng lượng nhẹ, tốc độ, độ chính xác cao, chắc chắn và dễ sử dụng. AGS-17 được trang bị kèm theo xe bọc thép BMP-1, tăng cường hỏa lực tiêu chuẩn vốn khá yếu của xe. Có một phiên bản khác thường: AGS-17 được gắn thẳng đứng từ trên cầu sau xe tải GAZ — 66, qua đó có được một điểm hỏa lục mạnh mẽ với góc nhìn và bắn 360 độ. Và những người lính không còn cần phải quỳ trên đầu gối hoặc ngồi xổm, thoải mái hơn khi ngồi trước một bánh xe quay.
Cựu chiến binh Afghanistan, trung tá Vasily Savin đã nghỉ hưu nói với Sputnik, cho biết mỗi nhóm lực lượng đặc biệt được trang bị AGS-17 hoặc súng máy hạng nặng "Utes". Trong chiến đấu cự li gần sẽ sử dụng "Utes", và ở khoảng cách 500 mét và xa hơn thì dùng súng phóng lựu tự động. Để mang vác theo AGS-17 vốn rất nhẹ, người lính không cần phải có chiều cao hay thân hình lực sỹ.
"AGS — vũ khí rất tốt mà chúng tôi luôn mang theo sử dụng trong "công việc" với đối phương — Savin nhớ lại — Nó rất dễ sử dụng và hiệu quả trong việc tiêu diệt địch diện rộng, trong các hang động, và trong đô thị. Chúng tôi gần như lúc nào cũng bắn "ước chừng", vì ở vùng núi xảy ra ảo ảnh đánh lừa thị lực, không khí loãng và khí hậu nóng làm sai lệch khoảng cách đến mục tiêu".
Súng phóng lựu AGS gây thương tích nghiêm trọng cho cả người và thú vật. Chấn thương không phải là luôn luôn gây ra tử vong, nhưng nhiều mảnh đạn nhỏ làm cho nỗ lực chữa chạy người bị thương trở nên vô nghĩa, khi lấy chúng ra sẽ gây hại nhiều hơn. Vâng, thật tàn nhẫn, nhưng đó là chiến tranh. Đặc biệt trong chiến tranh du kích và chống du kích…
AGS-40 "Balkan" khác với AGS-17 (mà những người lính quân đội Việt Nam đã quen thuộc) chủ yếu là cỡ nòng - 40 mm so với 30. Bên cạnh đó, phạm vi hiệu quả của AGS-40 lên đến 2,5 km. Bắn "Balkan" phát một và liên tục cho đến khi tiêu thụ toàn bộ đạn dược, bắn thẳng (như súng trường) hay cầu vồng (như súng cối). Tốc độ khai hỏa — 400 viên mỗi phút. Dây đạn trong hộp chứa 20 phát bắn. Súng và thiết bị quang học cơ bản tương tự như AGS-17 và AGS-30. Nhưng các nhà thiết kế đã quan tâm đến sự tiện lợi khi sử dụng: AGS-40 được trang bị một chiếc ghế xếp.
"Súng phóng lựu tự động đặc biệt hiệu quả trong môi trường đô thị, — tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc" Viktor Murakhovski nói với Sputnik — Hiện nay trên các khung hình từ Syria, ví dụ, bạn có thể nhìn thấy không chỉ những ống phóng dưới nòng súng trường, mà còn cả súng phóng lựu tự động từ thời Liên Xô. Chúng được lính thủy đánh bộ sử dụng thuận tiện ở trong thành phố, trong rừng, trên địa hình dốc ở vùng núi. Trong hoàn cảnh như vậy điều quan trọng là có trong tay vũ khí mạnh mẽ, cho phép tiêu diệt kẻ thù ở trong tầm ngắm".