Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Reuters đưa tin về một vòng mới của chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam. Vào ngày thứ Năm, cảnh sát Việt Nam đã ra quyết định khởi tố bị can; ra các lệnh bắt bị can và lệnh khám xét về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" để tạm giam đối với những người lãnh đạo ngành dầu khí: Từ Thành Nghĩa — nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, Võ Quang Huy — nguyên Chánh Kế toán Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, Đinh Văn Ngọc — nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, và Nguyễn Tuấn Hùng — Trưởng Ban Tài chính Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP).
Những phương tiện truyền thông lớn nhất ở nước ngoài tiếp tục bình luận về những cuộc biểu tình ồ ạt chống Trung Quốc đã xảy ra gần đây tại Việt Nam.
The Diplomatviết rằng, những cuộc biểu tình một lần nữa thể hiện những mâu thuẫn trong mối quan hệ Việt —Trung: sự đối đầu trên biển và sự hợp tác kinh tế trên mặt đất, những lời tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và mối quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư Trung Quốc. Các bộ trưởng trong Chính phủ đã cố gắng thúc đẩy dự án thành lập các đặc khu kinh tế (những Singapore thu nhỏ) —những trung tâm kinh doanh và công nghệ cao. Nhưng, các chuyên gia nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài đều cho rằng, các đặt khu như vậy chỉ có thể thu hút được casino và bất động sản. Người dân Việt Nam biết rõ về tác động tiêu cực của các dự án đầu tư của Trung Quốc đối với môi trường và lao động địa phương. Nhưng, ý muốn của Việt Nam duy trì sự độc lập kinh tế để không bị trấn áp bởi người hàng xóm khổng lồ phương bắc — không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Trung Quốc là một vấn đề lớn, và Hà Nội nên làm việc cùng với các nước láng giềng cũng quan ngại sâu sắc trước những hành động của Trung Quốc. Mặc dù một số nước ASEAN cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng, rõ ràng là Việt Nam phản đối mạnh mẽ nhất chính sách của Bắc Kinh, và cũng là nước duy nhất chống đối hành động của Trung Quốc khống chế nguồn nước Mê Kông, tạp chí viết.
South China Morning Post lưu ý rằng, trong năm tháng đầu năm nay khách du lịch Trung Quốc chiếm gần một phần ba trong tổng số 6,7 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên, tình huống căng thẳng trong quan hệ song phương có thể ảnh hưởng đến lượng khách du lịch Trung Quốc, mà điều đó có thể tác động tiêu cực đến tình trạng của ngành du lịch Việt Nam.
Tờ báo Ấn Độ ThePrint nhận xét rằng, trong khi Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nước hợp tác với Nga trong lĩnh vực quân sự, Ấn Độ có thể có cơ hội tốt để tiếp cận thị trường Việt Nam.
Nhiều phương tiện truyền thông điện tử đưa tin về những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của chè Việt Nam và cà phê Việt Nam.
Và cuối cùng, như thường lệ, là những thông tin về ngành du lịch. CNNtiếp tục giới thiệu những địa điểm đáng du lịch nhất ở Việt Nam, lần này đây là làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến. Tờ The National đăng tải câu chuyện thú vị về chuyến đi du lịch bằng tàu hỏa từ Bắc vào Nam Việt Nam.