Khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức và thay đổi chưa từng có. Mỹ đang cố gắng khẳng định vai trò là một thành viên "có tiếng nói mạnh mẽ" trong khu vực. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, dĩ nhiên, đã có những nhận định nhất quán về vấn đề này.
Tự do hàng hải quốc tế là mối quan tâm của Mỹ
Trên thực tế, sau các chuyến thăm và giao lưu liên tục giữa Việt Nam và Mỹ, dư luận cũng như nhiều nhà phân tích đã cho rằng phía Bắc Kinh sẽ xem đây là hành động làm leo thang căng thẳng an ninh trong khu vực, và vin vào đó, Bắc Kinh sẽ có thêm lý do để xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông như cách họ đã và đang làm. Khi được hỏi về vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel J.Kritenbrink lại khá nhẹ nhàng đáp rằng
"Bắc Kinh cần phải quyết định họ là một quốc gia như thế nào, kiểu chính sách đối ngoại nào họ muốn theo đuổi. Riêng với Mỹ, chúng tôi mong muốn nhìn thấy một Ấn Độ — Thái Bình Dương tự do và mở, nơi mà các quốc gia có chủ quyền và độc lập. Mỹ muốn làm đối tác của các quốc gia như thế".
) thuộc quân đội Mỹ diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, cựu Đô đốc Harry Harris khẳng định "Trung Quốc là thách thức dài hạn lớn nhất. Nếu không có sự can thiệp, can dự có trọng tâm của Mỹ và đồng minh cũng như các đối tác, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa giấc mộng bá chủ của họ tại châu Á".
Mỹ duy trì vai trò và vị thế ở Ấn Độ — Thái Bình Dương
Có thể thấy, Triều Tiên và Trung Quốc đang là hai mối quan tâm lớn của Mỹ trong khu vực. Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh mới của PACOM trong lễ nhận chức có nói:
"Trong hơn 70 năm, Ấn Độ — Thái Bình Dương phần lớn nằm trong hòa bình; theo nhiều cách, hòa bình đó có thể quy về hai nguyên nhân, một là sự cam kết của các quốc gia độc lập đối với trật tự quốc tế tự do và mở cửa; hai là uy tín của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ". Và điều đương nhiên, PACOM (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ) có đổi tên thành INPACOM (Bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương) thì chắc chắn vẫn sẽ duy trì những nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
Riêng với Việt Nam, Mỹ đã xác định rằng Mỹ muốn đầu tư vào thành công của Việt Nam. Sứ mệnh của phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại đây là hỗ trợ cho một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Dĩ nhiên, mỗi tổng thống Mỹ đều có những ưu tiên chính sách và định hướng riêng, nhưng những định hướng lâu dài và bền bỉ của Mỹ thì không hề thay đổi".
Về vấn đề Triều Tiên, Đại sứ Kritenbrink phân tích:
"Mỹ nhìn chung đã đạt được những gì mà chúng tôi mong đợi từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Trước tiên, chúng tôi đã đạt được cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với ông Kim Jong Un, một điều rất cần thiết cho các cuộc thảo luận trong tương lai. Tôi nghĩ hội nghị thượng định Mỹ-Triều vừa qua mới chỉ là khởi đầu cho một tiến trình. Bước tiếp theo sẽ là các trao đổi song phương được Ngoại trưởng Pompeo triển khai.
Theo: Báo Đất Việt