"Mỹ cần phải hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương"

© AP Photo / Hau DinhCác sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam
Các sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ rất để tâm đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và mối quan tâm này là dài hạn và bền bỉ.

Khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức và thay đổi chưa từng có. Mỹ đang cố gắng khẳng định vai trò là một thành viên "có tiếng nói mạnh mẽ" trong khu vực. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, dĩ nhiên, đã có những nhận định nhất quán về vấn đề này.

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn có "quan hệ tốt đẹp toàn diện" với Việt Nam

Tự do hàng hải quốc tế là mối quan tâm của Mỹ

Trên thực tế, sau các chuyến thăm và giao lưu liên tục giữa Việt Nam và Mỹ, dư luận cũng như nhiều nhà phân tích đã cho rằng phía Bắc Kinh sẽ xem đây là hành động làm leo thang căng thẳng an ninh trong khu vực, và vin vào đó, Bắc Kinh sẽ có thêm lý do để xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông như cách họ đã và đang làm. Khi được hỏi về vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel J.Kritenbrink lại khá nhẹ nhàng đáp rằng

"Bắc Kinh cần phải quyết định họ là một quốc gia như thế nào, kiểu chính sách đối ngoại nào họ muốn theo đuổi. Riêng với Mỹ, chúng tôi mong muốn nhìn thấy một Ấn Độ — Thái Bình Dương tự do và mở, nơi mà các quốc gia có chủ quyền và độc lập. Mỹ muốn làm đối tác của các quốc gia như thế".

© Ảnh : The U.S. Embassy and Consulate in VietnamĐại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Phó Đô đốc Fred M. Midgette, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Mỹ, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Mary Tarnowka và các quan chức Việt Nam tại Phú Quốc hôm 28-3
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Phó Đô đốc Fred M. Midgette, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Mỹ, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Mary Tarnowka và các quan chức Việt Nam tại Phú Quốc hôm 28-3 - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Phó Đô đốc Fred M. Midgette, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Mỹ, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Mary Tarnowka và các quan chức Việt Nam tại Phú Quốc hôm 28-3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam
Báo Mỹ kêu gọi công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Trong khi đó, trong lễ chuyển giao chức vụ Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM

) thuộc quân đội Mỹ diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, cựu Đô đốc Harry Harris khẳng định "Trung Quốc là thách thức dài hạn lớn nhất. Nếu không có sự can thiệp, can dự có trọng tâm của Mỹ và đồng minh cũng như các đối tác, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa giấc mộng bá chủ của họ tại châu Á".

Mỹ duy trì vai trò và vị thế ở Ấn Độ — Thái Bình Dương

Có thể thấy, Triều Tiên và Trung Quốc đang là hai mối quan tâm lớn của Mỹ trong khu vực. Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh mới của PACOM trong lễ nhận chức có nói:

"Trong hơn 70 năm, Ấn Độ — Thái Bình Dương phần lớn nằm trong hòa bình; theo nhiều cách, hòa bình đó có thể quy về hai nguyên nhân, một là sự cam kết của các quốc gia độc lập đối với trật tự quốc tế tự do và mở cửa; hai là uy tín của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ". Và điều đương nhiên, PACOM (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ) có đổi tên thành INPACOM (Bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương) thì chắc chắn vẫn sẽ duy trì những nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

Hai tàu sân bay của Mỹ  Carl Vinson và Ronald Reagan trong  cuộc tập trận huấn luyện tại vùng biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay Mỹ lại đến Biển Đông "trêu ngươi" Trung Quốc
Trước khi tổng thống Trump lên nắm quyền, và cả trong giai đoạn đầu cầm quyền, nhiều người nghi ngờ rằng chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ xem nhẹ "chiến lược xoay trục châu Á" của người tiền nhiệm Barack Obama. Trả lời Báo Đất Việt về nhận định trên, Đại sứ Mỹ Kritenbrink cho hay "tôi nghĩ Mỹ rất để tâm đến khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương, và mối quan tâm này là dài hạn và bền bỉ. Chúng tôi đã hiện diện tại khu vực này hàng thế kỷ nay rồi, và chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục điều này trong thời gian tới. Dưới thời của tổng thống Trump, chúng tôi dự định có thêm nhiều tương tác và đầu tư hơn nữa với khu vực này, và với tất cả các đối tác của chúng tôi.

Riêng với Việt Nam, Mỹ đã xác định rằng Mỹ muốn đầu tư vào thành công của Việt Nam. Sứ mệnh của phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại đây là hỗ trợ cho một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập. Dĩ nhiên, mỗi tổng thống Mỹ đều có những ưu tiên chính sách và định hướng riêng, nhưng những định hướng lâu dài và bền bỉ của Mỹ thì không hề thay đổi".

© AP Photo / Cliff OwenĐô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
Đô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Đô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương

James Mattis - Sputnik Việt Nam
Biển Đông trên bàn đàm phán Mỹ - Trung: Bắc Kinh "o ép và bắt nạt người khác"
Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 26.03 tại Hà Nội, buổi họp báo đầu tiên sau 4 tháng ngài đại sứ chính thức nhậm chức tại Việt Nam, ông nhấn mạnh "đừng ai nghi ngờ về sức mạnh cam kết của Mỹ đối với mối quan hệ đối tác với Việt Nam, cũng như đối với an ninh khu vực"

Về vấn đề Triều Tiên, Đại sứ Kritenbrink phân tích:

"Mỹ nhìn chung đã đạt được những gì mà chúng tôi mong đợi từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Trước tiên, chúng tôi đã đạt được cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với ông Kim Jong Un, một điều rất cần thiết cho các cuộc thảo luận trong tương lai. Tôi nghĩ hội nghị thượng định Mỹ-Triều vừa qua mới chỉ là khởi đầu cho một tiến trình. Bước tiếp theo sẽ là các trao đổi song phương được Ngoại trưởng Pompeo triển khai.

F-16 - Sputnik Việt Nam
Phi công Mỹ bị Trung Quốc "chơi xấu" trên biển Hoa Đông?
Nhưng các bạn cũng có thể thấy Tổng thống Trump đã khẳng định rất rõ ràng rằng chúng tôi cần nhìn thấy cam kết phi hạt nhân hóa được thực thi trên thực tế, chừng đó Mỹ mới có thể tháo dỡ dần lệnh cấm vận kinh tế với Triều Tiên. Mục tiêu của Mỹ vẫn sẽ là phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên, đấy là điều không hề thay đổi. Những gì đã thay đổi, đó là Triều Tiên đã khẳng định cam kết phi hạt nhân hoá và giờ đây chúng tôi đã có thể bắt đầu tiến trình làm việc cùng Triều Tiên để thực hiện mục tiêu này. Tôi cho rằng sẽ cần nhiều thời gian để những cam kết này đi vào hiện thực, nhưng ít ra thì nó đã bắt đầu và còn là một khởi đầu tốt đẹp".

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала